(HBĐT) - Cách trung tâm huyện hơn 60 km, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc có địa hình nhiều đồi dốc quanh co, hiểm trở, bị chia cắt bởi các con suối nhỏ. Xã có 10 xóm, 5 xóm nằm gần khu vực trung tâm xã, 5 xóm cách xa trung tâm xã từ 3 - 7 km. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo, UBND xã ban hành các quyết định xây dựng đề án để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Được sự đồng thuận của nhân dân, nhiều hộ tích cực hiến đất, hiến tài sản trên đất để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho xóm. Đến nay, xã đã hoàn thành 7/19 tiêu chí.

Đồng chí Xa Văn Tươi, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum cho biết: Chương trình xây dựng nông thôn mới của xã hiện còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của nhân dân không đồng đều việc đóng góp vốn đối ứng rất hạn chế. Xã thiếu vốn nên việc đầu tư, phát triển các mục tiêu gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư Nhà nước chưa đáp ứng để xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng tại cơ sở. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26 ngày 5/8/2012 của BCH T.ư Đảng khoá X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nội dung về xây dựng nông thôn mới. Công tác khảo sát, đánh giá thực trạng, đào tạo, tập huấn, lập quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới triển khai còn chậm so với tiến độ yêu cầu. Công tác tuyên truyền, thông tin về xây dựng nông thôn mới chưa được phổ biến sâu rộng, kịp thời đến các ngành các cấp và nhân dân trong xã. Địa hình nông thôn miền núi hiểm trở, thiếu mặt bằng xây dựng, rất khó khăn cho việc quy hoạch trung tâm văn hoá, xã hội của xã và các thôn xóm. Trình độ của một số cán bộ cơ sở còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và thực hiện các chương trình mục tiêu.

Một trong những khó khăn nhất trong xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Chum là tiêu chí thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và nhà ở khu dân cư. Là xã thuần nông, tuy có diện tích tự nhiên rộng hơn 5.000 ha nhưng diện tích canh tác chỉ hơn 500 ha. Diện tích đất nông nghiệp tập trung vào trồng lúa nước hơn 100 ha, ngô 400 ha, còn lại là cây sắn, khoai, đậu, lạc. Trong những năm qua, ngô là cây chủ lực của xã nhưng do giá xuống thấp, chi phí đầu tư cao nên nhiều hộ dân bỏ không canh tác. Do vậy, thu nhập của nhân dân thấp, chỉ đạt 17 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (chưa kể số hộ nghèo được bảo trợ) chiếm tới 53% dân số. Với thực trạng như vậy, Đảng ủy, UBND xã đã nỗ lực thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư đưa cây trồng mới vào canh tác nhưng gặp nhiều khó khăn do giao thông cách trở, khó tiêu thụ.

Cũng theo đồng chí Xa Văn Tươi, trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển kinh tế Nghị quyết của Đảng bộ xã đề ra mục tiêu tập trung áp dụng khoa học, kỹ thuật đưa giống lúa mới vào canh tác, phát triển trồng rừng lấy gỗ, chăn nuôi gia súc… thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao của các cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để cộng đồng dân cư tham gia bàn bạc, thống nhất về quy chế quản lý nguồn lực, lựa chọn công trình, cơ chế đối ứng, đồng thời công khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, quy trình thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán để nhân dân giám sát và thực hiện. Thống nhất trong tổ chức thực hiện, việc quy hoạch và công bố quy hoạch đều được công khai. Thực hiện tuyên truyền, vận động tới toàn thể nhân dân về tầm quan trọng và lợi ích của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tích cực vận động nhân dân tham gia thực hiện, coi việc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm quyền lợi của mỗi hộ gia đình, cá nhân ủng hộ chính sách đối ứng như hiến đất, đóng góp ngày công lao động, vật tư, vật liệu sẵn có để giảm giá thành công trình.

Việt Lâm


Các tin khác


Bài 1 - Môi trường kinh doanh dưới góc nhìn doanh nghiệp

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017, thuộc nhóm tương đối thấp, giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016 và tụt 6 bậc so với năm 2015. UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng, tổ chức liên quan tập trung triển khai các giải pháp cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất và hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh lành mạnh, bền vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Thông qua đánh giá các chỉ số thành phần cho thấy những vấn đề quan tâm cần phải giải quyết để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.

Thành phố Hòa Bình có trên 500 doanh nghiệp, thu hút hơn 12 nghìn lao động

(HBĐT) - Thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hòa Bình được thành lập và phát triển, chủ yếu là loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần, thực hiện đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xã Tu Lý phát triển vùng sản xuất rau an toàn

(HBĐT) - Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân xã Tu Lý nói riêng và huyện Đà Bắc nói chung ngày càng có nhận thức tiến bộ về vấn đề an toàn thực phẩm. Những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất an toàn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng. Vì vậy, từ nhu cầu thực tế trên địa bàn, năm 2016 xã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 3,1 ha. Ban đầu, mô hình được thực hiện ở 2 xóm Đồng Tranh và Kim Lý với 38 hộ tham gia.

Doanh nghiệp- động lực phát triển

(HBĐT) - Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đang khẳng định là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Các doanh nghiệp của tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, mạnh dạn cơ cấu, tổ chức liên kết, năm bắt các cơ hội mới, chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững.

Xã Đông Phong - nhân dân đồng thuận chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Từ một xã còn nhiều khó khăn, đến nay, xã Đông Phong (Cao Phong) đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM. Kết quả đó minh chứng cụ thể cho sự sát sao lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt trong vận động, tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư về chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đồng thời, xã phát huy tốt tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, tạo niềm tin và sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Xã Tân Lập phát huy hiệu quả vốn chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều chương trình thiết thực, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Sơn đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững. Từ nguồn vốn ưu đãi góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn xã Tân Lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục