(HBĐT) - Thương hiệu – chìa khóa mở ra thị trường rộng lớn, tiềm năng. Phát triển thương hiệu cũng có nghĩa là bảo đảm vị thế của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong xu thế hàng hóa cạnh tranh. Nhiều địa phương trong tỉnh đã sớm nắm bắt cơ hội này để đưa nông sản của mình vươn đến tầm cao mới.


Năm 2017, bưởi đỏ Tân Lạc được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, đã khẳng định danh tiếng và chất lượng giá trị sản phẩm, chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Tiên phong trong phát triển thương hiệu

Cách đây dăm năm, huyện Cao Phong được biết đến là vùng đất mía, đất cam có tiếng. Thế nhưng, khi ấy vùng trồng cam chưa được mở rộng, sản phẩm làm ra chưa được người tiêu dùng cả nước biết đến, chất lượng cam chưa được khẳng định, giá cả đó còn thấp so với mặt bằng chung và bấp bênh, bị tư thương ép giá nhiều. Với quyết tâm đưa cam, quýt - cây ăn quả có múi trở thành cây mũi nhọn và trở thành "nông sản vàng”, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong với dấu mốc quan trọng vào năm 2014, Cao Phong công bố chỉ dẫn địa lý Cao Phong, là 1 trong 49 sản vật của Việt Nam đạt chứng nhận cao nhất này. Cũng từ đây, diện tích cây ăn quả có múi của huyện tăng mạnh, đạt trên

 2.800 ha ở thời điểm hiện tại, trong đó có khoảng 1.900 ha cam. Sản phẩm cam quả Cao Phong đã chiếm lĩnh thị trường trong nước, có mặt ở nhiều siêu thị, nhà hàng lớn của các tỉnh, thành từ Bắc vào Nam. Người trồng cam yên tâm, phấn khởi bởi với những nỗ lực xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam quả, Cam Cao Phong đã giúp họ thu hái những mùa vàng. Giá trị sản phẩm không những tăng lên mà còn ổn định qua từng niên vụ.

Năm 2016, cùng với cam Cao Phong, sản phẩm nông sản rau hữu cơ Lương Sơn đã được lựa chọn là 2 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. Năm 2017, 2 sản phẩm này cùng với sản phẩm nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi) tiếp tục lọt top 157 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước được tôn vinh. Theo bà Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Trưởng nhóm sản xuất rau hữu cơ Lương Sơn, cho đến thời điểm hiện tại, sản phẩm rau hữu cơ của Lương Sơn đã tăng mạnh về quy mô diện tích, mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hợp Hòa, Nhuận Trạch, Hòa Sơn, Thành Lập, Cư Yên, Cao Răm và thị trấn Lương Sơn. Sản phẩm rau hữu cơ của địa phương đã có chỗ đứng vững chắc ngay ở các thị trường khó tính như Hà Nội, mang đến sự yên tâm, tin tưởng đối với người tiêu dùng.

Cũng sau sự ra đời của các thương hiệu tiên phong, nhiều doanh nghiệp, các hộ, nhóm hộ sản xuất trong tỉnh đã chú ý đến phát triển thương hiệu. Minh chứng cụ thể chỉ trong 2 -3 năm trở lại đây có hàng chục sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã và đang xây dựng thương hiệu. Những tháng cuối năm 2017, cam Lạc Thủy được bảo hộ thương hiệu uy tín. Ngay sau đó, bưởi đỏ Tân Lạc cũng công bố chứng nhận tài sản trí tuệ. Bên cạnh còn có các thương hiệu rượu cần Hòa Bình, rau su su Tân Lạc, cá - tôm sông Đà, gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, mật ong, mía tím Hòa Bình…

Bảo vệ, duy trì thương hiệu đi liền với đòi hỏi và thách thức

Theo đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, có thương hiệu nghĩa là sản phẩm đã có được chỗ đứng trên thương trường. Tuy nhiên, đạt được thương hiệu đã khó, để duy trì và bảo vệ thương hiệu trong tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay lại càng khó hơn, đòi hỏi doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ những điều kiện, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, đồng thời đưa ra những hoạch định chiến lược trong phát triển sản phẩm, tăng cường quảng bá, liên kết tiêu thụ.


Cá sông Đà của HTX dịch vụ sản xuất, kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương (Đà Bắc) đang hoàn thiện các thủ tục để được chứng nhận nhãn hiệu trong năm 2018.

Trong đó, tư duy sản xuất nông nghiệp phải đi trước một bước, thay đổi theo hướng sản xuất sạch, an toàn. Để thương hiệu rau hữu cơ Lương Sơn giữ vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng, những nông dân tham gia đã trải qua đào tạo, huấn luyện và thực hành sản xuất trong một thời gian dài. Quá trình canh tác, họ luôn tuân thủ nguyên tắc 5 không, đó là không sử dụng phân bón hóa học, không dùng những chất biến đổi gen, không dùng chất kích thích, không dùng các loại thuốc trừ sâu). Thay vào đó, bà con dùng các loại tỏi, ớt, gừng giã nhuyễn tự pha chế để phòng trừ sâu bệnh. Nguồn nước tưới được kiểm nghiệm an toàn. Sản phẩm sau thu hái được sơ chế, đóng gói bao bì, tem nhãn giúp người tiêu dùng nhận diện đầy đủ thông tin về quy trình sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ khi truy cập mã vạch.

Cùng thời điểm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nông dân huyện Cao Phong đã kịp đón bắt xu thế và yêu cầu của thị trường để cho ra đời những trái cam an toàn tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được nhân rộng, hiện có 315 hộ sản xuất cam VietGAP với diện tích 423,36 ha. Trong đó, năm 2014 có 15 hộ được cấp với diện tích 46,97 ha, năm 2015 có 100 hộ được cấp với 59,5 ha, năm 2016 có 120 hộ được cấp với diện tích 141,89 ha, năm 2017 có 87 hộ được cấp với diện tích 164,6 ha. Từ sự đáp ứng quan trọng và cần thiết này, chỗ đứng sản phẩm cam cam Cao Phong được khẳng định, uy tín thương hiệu cam Cao Phong ngày càng được nâng cao, giá trị và lợi ích mang lại đối với hộ sản xuất cam ổn định và bền vững.

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, cùng với việc thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, triển khai thực hiện các chuỗi giá trị nông sản, ngành NN & PTNT đã mở hàng trăm lớp tập huấn, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo quy trình VietGAP, hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ và kết nối cung – cầu tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ, nhóm hộ. Qua đó, một số chuỗi giá trị đã hình thành như chuỗi giá trị cá sông Đà, chuỗi thịt lợn sạch (thành phố Hòa Bình), chuỗi rau – củ - quả an toàn huyện Lạc Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi…

Theo Sở NN & PTNT, sản xuất nông nghiệp sạch gắn với bảo vệ môi trường là đích đến mà ngành đang nhắm tới trong thực hiện tái cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh việc phát triển những thương hiệu đã có, tỉnh ta đang xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh khác, tăng cường xúc tiến thương mại để không chỉ trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu. Thị trường nông sản cạnh tranh ngày càng gắt gao đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. Để trụ vững và phát triển trong tình hình đó thì trước hết, tư duy sản xuất phải kiên định, quy trình, phương pháp sản xuất an toàn cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Hiện nay, nhiều chuỗi giá trị nông sản của tỉnh đã đang cung ứng cho chuỗi siêu thị, nhà hàng thực phẩm sạch của Hà Nội, trở thành thương hiệu tin cậy trên thị trường.

Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục