* 303 hộ dư nợ chương trình cho vay theo Quyết
định số 2085
Theo NHCSXH tỉnh, thực hiện chương trình cho vay hộ
đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 2085/2016, doanh số cho vay từ đầu
năm đạt 9.720 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt 60 triệu đồng; đưa tổng dư nợ
chương trình này đạt 9.660 triệu đồng với 303 hộ ở 10 huyện còn dư nợ.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ vay vốn đã đầu tư vào
phát triển sản xuất: trồng rừng, chăn nuôi, xây dựng công trình nước sinh
hoạt... từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đây là chương trình mới
triển khai nên số hộ vay vốn còn ít, dư nợ chưa cao, trong thời gian tới,
NHCSXH tiếp tục tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi và cho vay đúng đối
tượng thụ hưởng.
* Huyện Kim Bôi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt trên
370 tỷ đồng
Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Bôi, đến hết
tháng 6, doanh số cho vay trên địa bàn huyện đạt trên 67 tỷ đồng với 2.689 lượt
khách hàng được vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 47 tỷ đồng. Hiện, huyện Kim
Bôi thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt trên 370
tỷ đồng với 14.715 hộ còn dư nợ.
Về cơ cấu tín dụng gồm dư nợ cho vay ngắn hạn trên 3, 9
tỷ đồng, dư nợ cho vay trung hạn trên 312 tỷ đồng, dư nợ cho vay dài hạn trên
54 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng nợ quá hạn 95 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,025%
tổng dư nợ. Hoạt động tín dụng chính sách chủ yếu uỷ thác qua 4 tổ chức chính
trị - xã hội. Toàn huyện có 394 tổ tiết kiệm và vay vốn, bình quân mỗi xã có 14
tổ vay vốn, quản lý dư nợ bình quân 882 triệu đồng /tổ, 100% tổ huy động tiết
kiệm.
Đ.T
(HBĐT) - Ngày 9/7/2018, UBND huyện Cao Phong ban hành Văn bản số 529/UBND-NN& PTNT về việc thông báo kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cam quả huyện Cao Phong.
Sau 18 năm, kể từ ngày chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đầu tiên được bảo hộ ở Việt Nam, số lượng CDĐL ngày càng tăng. Bước đầu, CDĐL đã giúp các địa phương, doanh nghiệp định hình một giải pháp phù hợp là sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều CDĐL chưa thật sự phát huy hết giá trị, chưa trở thành dấu hiệu nhận diện trên thị trường do bất cập của chính sách và ý thức bảo vệ, khai thác CDĐL của chủ thể chưa cao.
(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016, tụt 6 bậc so với năm 2015 và ở nhóm tương đối thấp. Dù đây chỉ là sự cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp dân doanh của chính quyền địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh. Doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh cho rằng vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa cấp trên và cách hành xử của cấp dưới. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chưa hiệu quả, tốn thời gian, gây mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai các đề án ngành nông nghiệp, các dự án liên kết mở rộng sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ theo chuỗi giá trị, phát triển các hợp tác xã và nhóm sản xuất rau hữu cơ, xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, tổng thu NSNN trên địa bàn TP Hòa Bình ước thực hiện 180,266 tỷ đồng, đạt 58,53% dự toán. Trong các chỉ tiêu thu trong cân đối ngân sách có 6 chỉ tiêu ước đạt trên 50% dự toán gồm: thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh; thuế thu nhập cá nhân; thu phí, lệ phí; thu khác ngân sách; thuế bảo vệ môi trường; thu từ quỹ đất công ích.
(HBĐT) - Tỉnh ta đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản.