Ngày 30-7, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị toàn quốc về "Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp” và đặt hàng cho ngành nông nghiệp đứng vào tốp 15 của các nước phát triển nhất thế giới trong 10 năm tới.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ chính trị: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; cùng hơn 800 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo báo cáo của Chính phủ, nông nghiệp đang là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Hiện nay, cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Tuy vậy, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp khoảng 8-10% tổng nguồn vốn toàn khu vực doanh nghiệp giai đoạn vừa qua; tỷ trọng vốn đầu tư còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam.

Tại hội nghị, cùng với truyền tải những điểm mới của Nghị định 57, ngày 17-4-2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tới cộng đồng doanh nghiệp, các đại biểu đã có nhiều ý kiến về những khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng về 10 nhóm vấn đề, như nhà đầu tư khó khăn trong tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất; khó tiếp cận tín dụng, thuế và phí chưa hợp lý; vấn đề cơ khí hỗ trợ cho ngành nông nghiệp; khó khăn về giống cây trồng, vật nuôi, thị trường tiêu thụ, nhân lực chất lượng cao; chính sách ưu đãi về đầu tư công nghệ trong nông nghiệp; nhiều thủ tục hành chính bất hợp lý… Trước những vấn đề này, các bộ, ngành liên quan đã tiếp thu và giải trình các nội dung quan trọng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực và những thành tựu to lớn mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cộng đồng doanh nghiệp, nông dân đã đạt được trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước. Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao vai trò và những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư phát triển nông nghiệp.

Thủ tướng cho rằng, cần nâng cao hơn nữa năng suất lao động nông thôn bằng cách tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học-công nghệ và tổ chức lại thị trường, từng bước đưa đời sống nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới. Đây cũng là định hướng XHCN Việt Nam; dư địa tăng trưởng, năng suất lao động ở nông nghiệp, nông thôn còn rất lớn và chúng ta cần thúc đẩy thông qua thể chế, chính sách, pháp luật Việt Nam.

Với tầm nhìn và mục tiêu cho ngành nông nghiệp trong thời đại 4.0, Thủ tướng cho rằng, nền nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội có thể khai thác. Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp phải cùng nhau chung sức để đưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về nông sản. Thủ tướng mong muốn trong 10 năm tới, nông nghiệp Việt Nam đứng vào tốp 15 của các nước phát triển nhất thế giới. Trong đó, ngành chế biến nông sản đứng vào tốp 10 thế giới. Nông nghiệp Việt Nam là một trung tâm chế biến sau của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của một doanh nghiệp tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, tập trung rà soát, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp; đổi mới cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường; cải cách cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi tín dụng; nghiên cứu đề xuất điều chỉnh chính sách thuế hợp lý; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp...

Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan và Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Chính phủ về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với lộ trình và giải pháp cụ thể, báo cáo Thủ tướng, trình Chính phủ để sớm ban hành.

Thủ tướng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát huy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, xây dựng đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, nhằm phát triển bền vững. Đặc biệt, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần hợp tác, đoàn kết để xây dựng, phát triển các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam; làm tốt hơn nữa liên kết "sáu nhà”; nỗ lực, chung sức, đưa nông sản Việt Nam vươn ra biển lớn.


                        TheoNhandan

Các tin khác


“Bức tranh” thu ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm 2018 trong điều kiện tình hình KT-XH của tỉnh ổn định, có tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhờ đó, nhiệm vụ công tác của ngành Thuế tỉnh đã đạt được tương đối khả quan với số thu NSNN đạt khoảng 1.400 tỷ đồng, bằng 106% so cùng kỳ năm trước.

Sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh ta đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, được đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi và trung du phía Bắc về xây dựng NTM. Sau 7 năm thực hiện Chương trình, với nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền địa phương, tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn.Để hiểu rõ hơn về cách làm của tỉnh và định hướng trong thời gian tới, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Chánh văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh.

Khẩn trương cấy lại sau mưa lũ, nhất định không được bỏ đất trống trong sản xuất vụ mùa, hè thu

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Sở NN&PTNT sau khi đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp của các địa phương tại thời điểm này và nhận thấy: Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 15/7, đến ngày 26/7, tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu của hầu hết các địa phương đều bị chậm so với kế hoạch. Cùng với nhiều diện tích đang còn để trống, có nhiều diện tích vừa mới gieo trồng đã bị thiệt hại do ngập úng nên buộc phải gieo trồng lại. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra từ nay đến trước 15/8 là: Khẩn trương khôi phục diện tích bị thiệt hại do mưa lũ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ sản xuất các loại cây trồng, nhất định không được bỏ đất trống trong toàn vụ sản xuất.

Đã thu hút được gần 23 tỷ USD vốn FDI

Ngày 25-7, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính chung trong bảy tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 22,94 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Thành phố Hòa Bình: Phê duyệt kế hoạch đấu thầu 23 công trình

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản, 6 tháng đầu năm nay, TP Hòa Bình đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu 23 công trình; phê duyệt hồ sơ mời thầu 2 gói thầu; thẩm định kết quả đấu thầu 2 gói thầu; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật 9 công trình; thẩm định chủ trương đầu tư 12 công trình; cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 215 hộ, cấp đổi nội dung cho 55 hộ cá thể theo quy định.

Nông dân huyện Yên Thủy thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT)- Hộ bà Bùi Thị Vĩnh, khu 1, thị trấn Hàng Trạm là điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua SX - KD giỏi của huyện Yên Thủy. Từ mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi bò sinh sản, gia đình bà có thu nhập ổn định từ 600 - 700 triệu đồng mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục