(HBĐT) - Theo phản ánh của cử tri, nhân dân huyện Cao Phong: Những năm gần đây, sản phẩm cây có múi (cam, quýt) trên địa bàn tỉnh tăng cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ lại hạn hẹp, thiếu ổn định. Đề nghị tỉnh có quy hoạch, định hướng cụ thể để sản phẩm cây có múi phát triển bền vững.

Vấn đề cử tri nêu, UBND tỉnh có ý kiến như sau: Về quy hoạch phát triển cây có múi, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3086, ngày 27/12/2013 phê duyệt "Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”. Theo đó, đến năm 2020, tổng diện tích quy hoạch cam an toàn tập trung đạt 5.084 ha. Ngày 13/11/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2245/QĐ-UBND phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cây có múi, an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, quy hoạch sản xuất cây có múi an toàn, tập trung của tỉnh Hòa Bình đến 2020 đạt trên 12.100 ha; định hướng đến năm 2025 đạt trên 17.500 ha. Trong quy hoạch cây có múi, tỉnh đã phân tích mẫu đất, mẫu nước và xác định rõ diện tích đủ điều kiện trồng cây có múi chi tiết đến từng xứ đồng. Để quản lý tốt phát triển cây có múi đúng theo quy hoạch, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát diện tích cây có múi tại địa bàn, không để phát triển cây có múi trái với quy hoạch đã ban hành.

- Về định hướng phát triển sản phẩm cây có múi bền vững: Dự kiến đến năm 2020, sản lượng cây có múi đạt trên 166 ngàn tấn. Vì vậy, trong quy hoạch đã xác định thị trường tiêu thụ chính cây ăn quả có múi là tiêu thụ quả tươi tại các thành phố lớn (chiếm 65%); phục vụ chế biến, xuất khẩu (chiếm 35%). UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN &PTNT và các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp như: xây dựng cơ cấu giống cây có múi đáp ứng rải vụ thu hoạch (kéo dài 9 tháng trong năm); tăng cường công tác chứng nhận chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường khâu xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm; khuyến khích, tạo hành lang pháp lý thu hút đầu tư xây dựng nhà máy bảo quản, chế biến sản phẩm cây có múi nhằm tăng giá trị gia tăng, ổn định thị trường.


                                                                                   PBĐ-TL (TH)


Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục