(HBĐT) - So với những năm 2010, 2011 trở về trước, hạ tầng vùng đồng bào dân tộc huyện Kim Bôi đã có diện mạo đổi khác nhiều. Là một trong những địa phương có số xã, xóm thuộc diện đầu tư Chương trình 135 nhiều nhất của tỉnh (20/28 xã), mỗi năm, từ dự án, chính sách dân tộc đã dành nguồn lực khoảng 20 tỷ đồng để cải thiện cơ sở hạ tầng xóm, xã vùng đặc biệt khó khăn. Nhìn vào hệ thống cơ sở hạ tầng các xã Trung Bì, Bắc Sơn, Nật Sơn, Thượng Tiến, Vĩnh Đồng… cho thấy sự đổi thay rõ rệt nhất.


Tính riêng năm 2017, từ tiểu dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xóm đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II đã đầu tư hàng loạt công trình đáp ứng phát triển KT-XH và nhu cầu dân sinh. Các công trình đều được xây dựng với phương châm vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, vốn đối ứng ngân sách tỉnh, có vận động nhân dân cùng đóng góp ngày công, giải phóng mặt bằng. Trong đó, một số công trình quan trọng đã hoàn thành đúng tiến độ như ngầm xóm Thông, xã Cuối Hạ có chiều dài 0,3 km, tổng đầu tư 840 triệu đồng, cộng đồng đóng góp 40 triệu đồng. Sửa chữa, nâng cấp đường giao thông xóm Vay, xã Thượng Tiến dài 1 km, tổng đầu tư 1,150 tỷ đồng, cộng đồng đóng góp 50 triệu đồng. Sửa chữa, nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt xóm Lập, xã Lập Chiệng giá trị đầu tư 525 triệu đồng, cộng đồng đóng góp 25 triệu đồng. Nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Mát, xã Nật Sơn, quy mô đầu tư 145 m2, tổng kinh phí 850 triệu đồng. Nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Bêu, xã Mỵ Hòa quy mô đầu tư 170 m2, tổng kinh phí 1 tỷ đồng… Trong năm có 39 công trình được triển khai, trong đó vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 21,2 tỷ đồng, vốn huy động khác trên 1 tỷ đồng.


Từ nguồn vốn 135, trường tiểu học và THCS xã Nật Sơn (Kim Bôi) được xây dựng khang trang, có đầy đủ lớp học và công trình phụ trợ như tường bao, đường giao thông cứng hóa.

Giai đoạn 2018 - 2019, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục được đầu tư trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng với 44 danh mục công trình, trong đó công trình được lựa chọn nhiều nhất là giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh với 21 công trình, 17 công trình nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, 1 công trình thủy lợi 1 công trình giáo dục, 1 công trình nước sinh hoạt và 3 công trình khác. Các công trình có tổng mức đầu tư bình quân từ 900 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng, như: công trình nâng cấp đường giao thông xóm Thao Con, xã Vĩnh Tiến 950 triệu đồng; nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Đúp, xã Tú Sơn diện tích 140 m2, giá trị đầu tư 1,150 tỷ đồng; xây dựng chợ Chỉ, xã Hùng Tiến có mức đầu tư 1,150 tỷ đồng; sửa chữa, nâng cấp đường giao thông xóm Bà Rà mức đầu tư 950 triệu đồng; ngầm liên xóm Ký - Sằn, xã Hợp Đồng mức đầu tư 1,150 tỷ đồng; nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi mức đầu tư 1,150 tỷ đồng…

Sự đầu tư, hỗ trợ kịp thời từ các chương trình, dự án và chính sách dân tộc đã thúc đẩy và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM ở địa phương. Trong đó, một số xã vùng đặc biệt khó khăn trước đây nhờ đó mà cán đích NTM đúng lộ trình như Bắc Sơn, Trung Bì.

Theo đồng chí Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Dân tộc huyện Kim Bôi, với trên 117.000 người, nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó 83% là dân tộc Mường, 14% dân tộc Kinh, 3% dân tộc Dao và các dân tộc khác, KT-XH của huyện còn nhiều khó khăn, hộ nghèo tính đến năm 2017 còn 29,79%, hộ cận nghèo chiếm 21,63%. Với dự án, chính sách dân tộc được triển khai đã làm thay đổi đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của đồng bào vùng dân tộc. Các công trình sau đầu tư phát huy hiệu quả thiết thực đối với phát triển KT-XH, sinh hoạt cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, dự án, chính sách dân tộc còn dành hàng tỷ đồng mỗi năm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tập huấn kỹ thuật thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ Hướng tới mục tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã tích cực tiến hành dồn điền, đổi thửa, tạo ra những vùng sản xuất lớn theo hướng tập trung, chuyên canh cao, đáp ứng các tiêu chí trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Lạc Thuỷ là huyện tiên phong thực hiện thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn về cây lúa. Mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn ở huyện Lạc Thuỷ được triển khai trong vụ mùa 2018 mở ra hướng đi tích cực trong sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao.

Bản người Dao Khạ, Chao - Tây Phong no ấm

(HBĐT) - Cách đây hơn 40 năm, bà con người dân tộc Dao từ các nơi về 2 xóm Chao, Khạ, xã Tây Phong (Cao Phong) để định cư. Với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính mình, đời sống của đồng bào đã có nhiều đổi mới, khấm khá về kinh tế, ổn định về tinh thần.

Tín dụng tăng trưởng mạnh, thúc đẩy phát triển KT-XH

(HBĐT) - Tháng 8/2018, hoạt động tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tính dụng (NH, TCTD) của tỉnh dường như sôi động hơn so với những tháng đầu năm. Tại trụ sở chính Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hòa Bình (BIDV Hoà Bình) những ngày này có khá nhiều khách hàng đến giao dịch.

Nông nghiệp chuyển mình theo cơ chế thị trường

(HBĐT) - Cũng như nhiều nông dân trong xã Ngọc Lương (Yên Thủy), bà Nguyễn Thị Đông (xóm Trường Long) giờ đây không còn xa lạ với khái niệm "sản xuất theo chuỗi giá trị”. Bởi đây chính là công việc quen thuộc của bà gắn liền với các kỹ năng thường ngày đã trở nên thuần thục: từ làm đất, bô cây, kéo luống, rải bạt, đến cách chăm sóc cây trong từng giai đoạn phát triển, ghi chép nhật ký đồng ruộng, thu hoạch và sơ chế sản phẩm trước khi bàn giao cho doanh nghiệp đối tác tiêu thụ theo hợp đồng...

Doanh nghiệp trong khu công nghiệp chủ công giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

(HBĐT) - Các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh hoạt động khá ổn định, hầu hết các doanh nghiệp đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, có sự tăng trưởng về doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng cao so hằng năm. Sau 16 năm hoạt động, Công ty TNHH Sankoh có sự phát triển khá ổn định.

Thành tựu Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm 2018

(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 8,39%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,64%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,26%; dịch vụ tăng 7,82%. - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 3.357 tỷ đồng, tăng 3,89% so với cùng kỳ, bằng 39,9% kế hoạch năm. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đối với 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục