(HBĐT) - Hội nông dân tỉnh Hoà Bình và Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ vừa phối hợp tổ chức chương trình hội thảo đóng góp của ngành lâm nghiệp vào 17 mục tiêu phát triển bền vững. Đây chương trình được Hiệp hội trồng rừng và khai thác rừng Đan Mạch (DDS), Trung tâm khuyến lâm Đan Mạch hỗ trợ thực hiện.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ NN&PTNT; Hội chủ rừng Việt Nam; Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV), mạng lưới các tổ chức phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam (VietDHRRA); Hội làm vườn Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu kinh tế Lâm Nghiệp - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Cùng dự còn có đại diện Tổng cục lâm Nghiệp Việt Nam; tổ chức Nông lương của Liêp Hợp Quốc (FAO); Hội nông dân tỉnh Hòa Bình, Hà Tĩnh, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam; Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hoà Bình, Trường Cao đẳng công nghệ và nông lâm Đông Bắc; đại diện UBND 1 số xã thuộc tỉnh Hòa Bình; các tổ hợp tác sản xuất nông – lâm - nghiệp thuộc tỉnh Bắc Kạn…

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu về các mục tiêu phát triển bền vững trên thế giới và kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình vì sự phát triển bền vững của Việt Nam; các báo cáo về phát triển rừng bền vững, thực trạng ngành lâm nghiệp, báo cáo sự đóng góp của ngành lâm nghiệp vào 17 mục tiêu SDGs của Việt Nam; báo cáo đóng góp của dự án "Thêm cây" – chương trình hợp lực; báo cáo đào tạo nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp; xây dựng mô hình VACR...


Các đại biểu chia sẻ về sự đóng góp của ngành lâm nghiệp vào mục tiêu phát triển bền vững. 

Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ về vai trò, sự đóng góp của ngành lâm nghiệp vào mục tiêu phát triển bền vững và kế hoạch hành động của Việt Nam vì sự phát triển bền vững, các giải pháp trong thời gian tới. Trong đó, nhấn mạnh đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nông dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng; nâng cao nguồn thu nhập từ rừng bằng việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông – lâm - thuỷ sản kết hợp gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới; tập trung cho công tác đào tạo, tập huấn KHKT cho cán bộ, hội viên nông dân để định hướng phát triển; cơ chế khuyến khích cho công tác đào tạo nguồn nhân lực; cần lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở mỗi địa phương; nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp; tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội vào bảo vệ, quản lý, phát triển và khai thác rừng có hiệu quả.

Đối với tỉnh Hoà Bình - một trong 2 tỉnh (cùng với tỉnh Hà Tĩnh) đang thực hiện có hiệu quả dự án "Thêm cây" do Hiệp hội trồng rừng và khai thác rừng Đan Mạch (DDS), Trung tâm khuyến lâm Đan Mạch hỗ trợ nhằm giúp người dân quản lý hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên rừng. Việc thực hiện dự án có ý nghĩa và vai trò quan trọng, đóng góp vào việc thực hiện các chỉ tiêu trong 17 mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam. Toàn tỉnh Hoà Bình hiện có có 11 huyện, thành phố có rừng và đất trong quy hoạch lâm nghiệp với tổng diện tích là 347.426,40ha. Trong đó, tổng diện tích rừng tự nhiên là 158.811,82ha, tổng diện tích rừng trồng là 76.186,97ha, tổng diện tích đất chưa có rừng là 112.427,61ha. Tổng trữ lượng rừng là 12.712.162m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên: 9.242.887m3, trữ lượng rừng trồng: 3.469.275m3. Độ che phủ của rừng toàn tỉnh là 51,19%.

Sau 7 năm thực hiện (từ năm 2011), dự án đã có nhiều tác động tích cực; tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

 


 

                                                              Trần Trang (Đài Lương Sơn) 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục