(HBĐT) - Đó là định hướng quan trọng giúp ngành NN&PTNT triển khai hiệu quả hoạt động khuyến nông trong suốt 25 năm qua (1993 – 2018), đồng thời cũng là chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh khi phê duyệt Đề án "Khuyến nông trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020”.


Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn nông dân xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) cách phối trộn thức ăn thô xanh để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương.Ảnh: p.v

Theo đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT: Trong bối cảnh khát vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì việc xác định rõ các trọng điểm để ưu tiên đầu tư sẽ giúp chúng ta tập trung nguồn lực hơn, từ đó gia tăng hiệu quả các hoạt động, góp phần đắc lực thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành NN&PTNT.

Cụ thể, với tổng kinh phí thực hiện Đề án Khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 200 tỷ đồng (bình quân 40 tỷ đồng/năm), Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo trúng các chương trình, dự án cần ưu tiên để có thể biến nguồn lực đầu tư thành cú huých đáng kể trong từng lĩnh vực sản xuất. Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt có 5 chương trình được ưu tiên nguồn lực đầu tư, gồm phát triển sản xuất cây ăn quả có múi; phát triển sản xuất rau an toàn; cải tạo vườn tạp; nâng cao chất lượng sản xuất mía ăn tươi; sản xuất giống cây trồng hàng năm chủ lực. Trong lĩnh vực chăn nuôi, có 3 dự án ưu tiên là phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bản địa gắn với xây dựng thương hiệu; phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ theo hướng thâm canh và phát triển nuôi ong. Trong lĩnh vực thủy sản, dự án ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản tại các thủy vực và hồ chứa. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chương trình khuyến nông trọng điểm sẽ tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh để phát triển trồng rừng gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ. Như vậy, với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, các hoạt động khuyến nông trong khuôn khổ Đề án khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 đã và sẽ được triển khai đúng trọng tâm, đảm bảo tối ưu hóa nguồn lực.

Nhìn lại quá trình 25 năm hoạt động của hệ thống khuyến nông có thể thấy: Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và chương trình ưu tiên cũng chính là "kim chỉ nam” hữu hiệu giúp hệ thống khuyến nông của tỉnh hoạt động hiệu quả trong bối cảnh có nhiều thách thức về nguồn lực. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cùng với nỗ lực kiện toàn hệ thống từ cấp tỉnh đến cơ sở, mạng lưới khuyến nông rộng khắp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến nông. Một là, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, trực tiếp bằng các dịch vụ khuyến nông hoặc thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền để hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Hai là, xây dựng các mô hình khuyến nông để chuyển giao tiến bộ KHKT, thúc đẩy phát triển sản xuất. Ba là, triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ và nông dân.

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm, từ khi thành lập đến nay, toàn hệ thống khuyến nông đã xây dựng được trên 2.000 điểm trình diễn tiến bộ kỹ thuật với trên 7 vạn lượt hộ tham gia; tổ chức trên 15.000 lớp đào tạo, tập huấn cho gần 40 vạn lượt cán bộ và nông dân; tổ chức trên 700 cuộc thăm quan, hội thảo với trên 1 vạn người tham dự; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng với hàng vạn ấn phẩm báo chí, tờ rơi, sách mỏng, lồng ghép tuyên truyền qua các hội thi, hội nghị…

Từ nay đến năm 2020, hệ thống tiếp tục tăng cường các hoạt động trên cơ sở bám sát nhiệm vụ trọng tâm và chương trình ưu tiên trong Đề án khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020. Dự kiến trong 5 năm sẽ xây dựng khoảng 700 mô hình trình diễn, thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho 15.000hộ nông dân về các nội dung ưu tiên trong tái cơ cấu ngành. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 10.000 nông dân được đào tạo nghề, 20.000 nông dân được huấn luyện tay nghề theo phương pháp lớp học hiện trường, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đạt 55%... Đây chính là mục tiêu quan trọng hàng đầu để thông qua đó, hệ thống khuyến nông tiếp tục đóng góp hiệu quả vào việc tạo ra lớp nông dân mới điển hình, hướng tới thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Thu Trang


Các tin khác


Hội thảo phát triển sản xuất hàng hóa, tạo liên kết vùng và thu hút đầu tư khu vực Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Công thương tổ chức Hội thảo "Phát triển sản xuất hàng hóa, tạo liên kết vùng và thu hút đầu tư khu vực Tây Bắc trong hội nhập”. Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương; Phan Văn Hùng – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc; một số Cục, Vụ của Bộ Công thương, lãnh đạo các tỉnh khu vực Tây Bắc cùng các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp.

Khách hàng có cơ hội trúng thưởng 100 triệu đồng từ Agribank

(HBĐT) - Theo lãnh đạo Agribank Hòa Bình, kể từ tháng10/2018 đến hết 10/12/2018, Agribank triển khai trên toàn quốc chương trình "Mở tài khoản nhận quà lớn của Agribank”.

Thu phí thử đường Hòa Lạc- Hòa Bình

(HBĐT) - Vào 6 giờ sáng ngày 1/11, Công ty TNHH BOT QL 6- Hòa Lạc - Hòa Bình đã thực hiện thu phí thử và thực nghiệm thiết bị máy móc trạm thu phí dịch vụ đường bộ tại 17+100 (địa phận xã Yên Quang, Kỳ Sơn), đường Hòa Lạc- Hòa Bình.

Cựu chiến binh xã Thanh Lương năng động, sáng tạo trên mặt trận kinh tế

(HBĐT) - "Xưa tìm địch mà đánh, nay dồn điền, đổi thửa, tìm cây, con giống có năng suất cao để nuôi trồng; tìm nghề tạo việc để làm giàu”. Đó là phương châm của hội viên CCB xã Thanh Lương (Lương Sơn) trên mặt trận kinh tế. Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB xã đạt 29 triệu đồng/người. Toàn hội còn 6 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3%.

Nông dân xã Đông Lai thi đua làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Những năm gần đây, nhờ sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân xã Đông Lai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhờ đó, Đông Lai trở thành một trong những xã có diện tích trồng bưởi, trồng sả nhiều nhất ở huyện Tân Lạc. Không ít hội viên hội nông dân (HND) đã đổi đời, tạo khí thế sôi nổi trong phong trào thi đua làm kinh tế giỏi.

Huyện Lạc Sơn thúc đẩy phát triển kinh tế theo lộ trình

(HBĐT) - Trung tuần tháng 10 vừa qua, tại nhà văn hóa phố Re, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), hợp tác xã đa ngành nghề Đại Nghĩa đã tổ chức lễ ra mắt với 20 thành viên, tổng vốn điều lệ 850 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục