(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch phát triển hợp tác xã (HTX) ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Kế hoạch đề ra mục tiêu góp phần phấn đấu cùng cả nước đến năm 2020 có trên 1.500 HTX nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao. Phấn đấu đạt chỉ tiêu có tối thiểu 11 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh. Mỗi huyện, thành phố xây dựng và phát triển từ 1-2 HTX nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao. Nâng cao giá trị sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp do ứng dụng công nghệ cao lên hơn 2 lần so với phương thức sản xuất thông thường.

Nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện là củng cố và nâng cao hiệu quả các HTX nông nghiệp đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất của HTX nông nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Phát triển và nhân rộng trên 17 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện và khả năng của các HTX, bao gồm các loại công nghệ: Công nghệ sinh học trong nông nghiệp; công nghệ trong canh tác, nuôi trồng, bảo quản; công nghệ tự động hóa, bán tự động hóa; công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp; công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh ở HTX.

Giải pháp phát triển các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đưa ra là: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền. Hỗ trợ tư vấn và đào tạo, bồi dưỡng, trong đó tư vấn về ứng dụng công nghệ cao trong HTX nông nghiệp, hoàn thiện phương án sản xuất, kinh doanh và xây dựng dự án ứng dụng công nghệ cao. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị HTX, xây dựng và thực hiện có hiệu quả phương án sản xuất, kinh doanh gắn với công nghệ cao được ứng dụng. Đối tượng tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng là Hội đồng quản trị, thành viên và nông dân liên kết với HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ưu tiên hỗ trợ các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Hỗ trợ tiếp cận thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thông qua các hoạt động: Tổ chức, tham gia các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức thường kỳ hàng năm, theo vùng miền. Hỗ trợ các HTX nông nghiệp quảng bá sản phẩm qua các kênh thông tin truyền thông ở cả T.Ư và địa phương; hỗ trợ các HTX tham gia các hội chợ thương mại nông sản tổ chức trong và ngoài nước. Hỗ trợ các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy các sáng kiến hợp tác, liên kết cùng nhau ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao.

P.V


Các tin khác


Xã Hữu Lợi triển vọng trồng cây có múi

(HBĐT) - Năm 2015, cây có múi còn khá xa lạ với người dân xã Hữu Lợi (Yên Thủy), đến nay đã được xác định là cây trồng mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, toàn xã mở rộng được trên 80 ha cây ăn quả có múi, diện tích thu hoạch khoảng 5,6 ha. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Nghịch lý: Top đầu thế giới nhưng được hưởng phần ít nhất

Nông dân Nhật Bản bán một quả xoài được 4.000 Yên (khoảng 850.000 đồng), người nông dân được hưởng lợi lớn nhất. Trong khi ở Việt Nam nhiều loại nông sản xuất khẩu đứng top 1 thế giới nhưng giá trị đem lại rất thấp và nông dân luôn là người được hưởng lợi ít nhất.

Nền nông nghiệp vững mạnh - yếu tố đảm bảo phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 26/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành liên quan tổ chức 3 hội thảo chuyên đề.

Năng suất của bưởi đỏ Tân Lạc đạt trung bình 30 tấn/ha

(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Tân Lạc có khoảng 1.046 ha bưởi, trong đó có 395 ha đang cho thu hoạch. Theo đánh giá của UBND huyện: Năng suất của cây bưởi niên vụ 2018 – 2019 thấp hơn cùng kỳ niên vụ trước do chịu ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố tự nhiên, nhưng nhìn chung, bưởi vẫn là cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế nổi bật nhất.

Xã Thanh Hối khai thác tiềm năng đất đai, lao động

(HBĐT) - Xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã thành công trong việc khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện bền vững đời sống người dân. Hướng đi chính của Thanh Hối xác định trong nhiều năm nay vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp với các cây trồng chủ lực là bưởi, mía, chăn nuôi và phát triển các ngành nghề phụ.

Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng (TTTD) đang theo sát các chỉ tiêu đề ra và hỗ trợ tích cực vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế. Định hướng mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đặt ra cho cả năm là khoảng 17%. Nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, cùng với những chỉ số kinh tế đã và dự kiến sẽ đạt được từ nay đến cuối năm và trong năm 2019, TTTD toàn hệ thống được dự báo sẽ đạt thấp hơn mức đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục