Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Triển lãm quốc gia thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta, dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo Hội Doanh nghiệp tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta

10 năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về tam nông, các cấp ủy và cả hệ thống chính trị nỗ lực triển khai nghiêm túc, tích cực, đạt nhiều kết quả to lớn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cải thiện rõ rệt đời sống của đa số nông dân, đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế. Cơ cấu sản xuất từng ngành được điều chỉnh, chuyển đổi theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước gắn với nhu cầu thị trường. Trình độ canh tác được nâng cao. Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích tăng lên, năm 2017 đạt 90,1 triệu đồng/ha đất trồng trọt; xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 36,5 tỷ USD, tăng 2,2 lần so với năm 2008. Trong 10 năm, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của toàn ngành nông lâm thủy sản đạt 2,66%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt 3,9%/năm. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập bình quân đầu người/tháng khu vực nông thôn tăng từ 60,5% lên 73%. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng 3,49 lần, từ 9,15 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần còn 1,8 lần. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5%/năm, riêng ở các huyện nghèo giảm tới 4%/năm. Có nhiều HTX kiểu mới được hình thành và phát triển, hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Tỷ lệ HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả tăng từ 10% lên 33%. Tính đến tháng 7/2018, cả nước có 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Tổng số ngân sách nhà nước đã đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trong 10 năm qua là 1,17 triệu tỷ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 10 năm qua. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số vấn đề như: Cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp đúng hướng, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xây dựng nông thôn đổi mới trở thành phong trào sâu rộng; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp phù hợp hơn với cơ chế thị trường; nâng cao trình độ khoa học công nghệ của nền nông nghiệp; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực lớn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về tam nông 10 năm qua. Nhấn mạnh về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, phát triển theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững; phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn; xây dựng nông thôn mới toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa; nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, phát huy dân chủ ở nông thôn; bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; nâng cao nhanh trình độ khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia của nhân dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng khai mạc Triển lãm quốc gia giới thiệu thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn với quy mô hơn 100 gian hàng của các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tiêu biểu về nông nghiệp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn./.

 Đinh Thắng


Các tin khác


Nghịch lý: Top đầu thế giới nhưng được hưởng phần ít nhất

Nông dân Nhật Bản bán một quả xoài được 4.000 Yên (khoảng 850.000 đồng), người nông dân được hưởng lợi lớn nhất. Trong khi ở Việt Nam nhiều loại nông sản xuất khẩu đứng top 1 thế giới nhưng giá trị đem lại rất thấp và nông dân luôn là người được hưởng lợi ít nhất.

Nền nông nghiệp vững mạnh - yếu tố đảm bảo phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 26/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành liên quan tổ chức 3 hội thảo chuyên đề.

Năng suất của bưởi đỏ Tân Lạc đạt trung bình 30 tấn/ha

(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Tân Lạc có khoảng 1.046 ha bưởi, trong đó có 395 ha đang cho thu hoạch. Theo đánh giá của UBND huyện: Năng suất của cây bưởi niên vụ 2018 – 2019 thấp hơn cùng kỳ niên vụ trước do chịu ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố tự nhiên, nhưng nhìn chung, bưởi vẫn là cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế nổi bật nhất.

Xã Thanh Hối khai thác tiềm năng đất đai, lao động

(HBĐT) - Xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã thành công trong việc khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện bền vững đời sống người dân. Hướng đi chính của Thanh Hối xác định trong nhiều năm nay vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp với các cây trồng chủ lực là bưởi, mía, chăn nuôi và phát triển các ngành nghề phụ.

Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng (TTTD) đang theo sát các chỉ tiêu đề ra và hỗ trợ tích cực vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế. Định hướng mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đặt ra cho cả năm là khoảng 17%. Nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, cùng với những chỉ số kinh tế đã và dự kiến sẽ đạt được từ nay đến cuối năm và trong năm 2019, TTTD toàn hệ thống được dự báo sẽ đạt thấp hơn mức đề ra.

Thúc đẩy thương mại điện tử phát triển

(HBĐT) - Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử (TMĐT) ở nước ta phát triển nhanh. Hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến, đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế. Trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bắt kịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới, TMĐT dự báo sẽ có bước đột phá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục