(HBĐT) - Năm 2015, cây có múi còn khá xa lạ với người dân xã Hữu Lợi (Yên Thủy), đến nay đã được xác định là cây trồng mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, toàn xã mở rộng được trên 80 ha cây ăn quả có múi, diện tích thu hoạch khoảng 5,6 ha. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


 Tiên phong trồng cây có múi, mỗi năm, gia đình ông Hoàng Anh Việt (phải) ở xóm Yên Lợi, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) thu về 700 triệu đồng.

Về thăm Hữu Lợi vào thời điểm các nhà vườn chuẩn bị vụ thu hoạch cây có múi. Màu vàng óng của những trái bưởi xuất hiện từ vườn nhà của các gia đình đến những quả đồi rộng lớn. Diện tích cây có múi trong xã chủ yếu là bưởi Diễn (70 ha), cam (7,6 ha)… trồng tập trung tại các xóm Vố, Rộc, Dấp. Đây là những xóm có diện tích đất tự nhiên bằng phẳng, giao thông thuận tiện, tạo điều kiện trồng, chăm sóc và vận chuyển hàng hóa nông sản.

Chúng tôi đến thăm vườn của gia đình ông Hoàng Anh Việt, xóm Yên Lợi, hộ tiên phong trồng bưởi từ năm 2005 tại xã. Qua tìm hiểu được biết, trước khi trồng cây có múi, ông Việt đã trồng táo, nhãn, vải… tuy nhiên đều không đạt kết quả. Nhận thấy một số hộ dân tại xã Ngọc Lương trồng bưởi Diễn hiệu quả, ông Việt mạnh dạn trồng thử 120 gốc trên diện tích khoảng 5.000 m2. Nhờ tích cực học hỏi, tìm tòi và áp dụng KHKT vào quá trình chăm bón, vườn bưởi của gia đình ông Việt phát triển tốt, cho thu nhập đều mỗi năm từ 200 - 300 triệu đồng. Từ năm 2010 đến nay, gia đình ông Việt đã mở rộng diện tích lên 12 ha với khoảng 6.000 gốc bưởi Diễn.

Phấn khởi chia sẻ với chúng tôi, ông Việt cho biết: "Giá thu mua bưởi hiện nay dao động từ 17.000 - 22.000 đồng/quả. Bưởi trồng từ năm 2010 cho thu 1 triệu đồng/cây, thậm chí những cây trồng từ năm 2005 có thể cho thu 3 triệu đồng/cây. Lợi nhuận những năm gần đây của gia đình đạt 700 triệu đồng/năm. Tư thương thu mua chủ yếu đến từ Hà Nội, Bình Phước, Quảng Bình… Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây có múi, nhiều hộ trên địa bàn xã đã đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm. Bản thân tôi cũng tích cực chia sẻ, hướng dẫn các hộ có nhu cầu phát triển mô hình, nâng cao thu nhập”.

Hiện nay, xã Hữu Lợi phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT huyện tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế với tổng dư nợ 26,1 tỷ đồng. Trong đó nhiều hộ đã sử dụng nguồn vốn này để đầu tư phát triển và mở rộng diện tích vườn cây có múi. Bên cạnh đó, Trung tâm học tập cộng đồng xã thường xuyên phối hợp với Trạm KN-KL huyện tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao KHKT áp dụng vào quá trình chăm sóc cây có múi.

Đồng chí Quách Văn Ngớt, Chủ tịch UBND xã Hữu Lợi cho biết: "Nhờ phát triển hiệu quả mô hình trồng cây có múi, đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 18 triệu đồng/năm, tăng 4 triệu đồng so với năm 2015. Trong thời gian tới, chính quyền xã khuyến khích các hộ tiếp tục cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi. Tạo mối liên kết với các tư thương tại Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa… để tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, tăng cường áp dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá thành. Qua đó tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Đức Anh


Các tin khác


Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng (TTTD) đang theo sát các chỉ tiêu đề ra và hỗ trợ tích cực vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế. Định hướng mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đặt ra cho cả năm là khoảng 17%. Nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, cùng với những chỉ số kinh tế đã và dự kiến sẽ đạt được từ nay đến cuối năm và trong năm 2019, TTTD toàn hệ thống được dự báo sẽ đạt thấp hơn mức đề ra.

Thúc đẩy thương mại điện tử phát triển

(HBĐT) - Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử (TMĐT) ở nước ta phát triển nhanh. Hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến, đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế. Trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bắt kịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới, TMĐT dự báo sẽ có bước đột phá.

Phấn đấu đến năm 2025 phát triển 24 chủng loại cây dược liệu

(HBĐT) - Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuât nông nghiệp của tỉnh. Từng bước xây dựng được các vùng cây dược liệu phát triển ổn định, lâu dài, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Kiểm tra tiến độ xây dựng NTM xã Tây Phong

(HBĐT) - Ngày 22/11, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đi kiểm tra thống nhất tiến độ thực hiện NTM đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2018 và các xã, thôn đề nghị UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện Cao Phong.

TP Hòa Bình: "Cú huých" cho thị trường bất động sản cuối năm

(HBĐT) - Là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, trong những năm qua, diện mạo đô thị TP Hòa Bình ngày càng nhiều dự án BĐS được đầu tư, kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản tại đây.

13 doanh nghiệp, HTX tỉnh tham gia hội nghị giao thương kết nối cung – cầu hàng hóa năm 2018

(HBĐT) - Ngày 21/11, tại thành phố Hà Nội, 11 doanh nghiệp, HTX tỉnh ta đã tham gia hội nghị giao thương, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh thành phố năm 2018. Đây là hội nghị thường niên do Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục