Nông dân Nhật Bản bán một quả xoài được 4.000 Yên (khoảng 850.000 đồng), người nông dân được hưởng lợi lớn nhất. Trong khi ở Việt Nam nhiều loại nông sản xuất khẩu đứng top 1 thế giới nhưng giá trị đem lại rất thấp và nông dân luôn là người được hưởng lợi ít nhất.


Nhiều mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu thuộc top đầu thế giới nhưng giá trị đem lại vẫn còn khá thấp

Xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thấp

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm quốc gia Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra chiềuy 26/11, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho biết, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong vòng 10 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng từ 16,484 tỷ USD năm 2009 lên mức 36,37 tỷ năm 2017.

Đáng chú ý, trong gia đoạn từ 2008-2017, Việt Nam luôn là nước xuất siêu nông sản với mức xuất siêu bình quân 8 tỷ USD/măm.

Song, theo IPSARD, mặc dù xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh, nhưng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, tươi hoặc qua sơ chế, xuất khẩu chế biến sâu chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo đó, một số mặt hàng nông lâm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu đứng top đầu thế giới, song giá trị thấp.

Cụ thể, hạt tiêu Việt xuất khẩu xếp thứ hạng số 1 thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ 8; hạt điều cũng đứng thứ nhất thế giới, giá trị đứng thứ 6; gạo, cà phê đứng trong nhóm thứ 2 nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ 10.

Đại diện IPSARD nhận định, là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, tuy nhiên có đến hơn 80% lượng nông sản của Việt Nam chưa xây được xây dựng thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác,... Điều này là bất lợi lớn, làm giảm sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.

IPSARD dẫn số liệu thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ KH&CN), trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hoá được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, mới có khoảng 15% là của các doanh nghiệp trong nước và có đến 80% hàng nông sản của nước ta được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài.

Điểm yếu nữa là nông sản Việt đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào dưới dạng nông sản thô, trong khi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu chế biến, bao gói và hoạt động thương mại. Nguyên nhân của tình trạng này là công nghệ trước và sau thu hoạch còn lạc hậu, việc tham gia chuỗi từ khâu sản xuất, chế biến đến marketing, phân phối và tiêu thụ còn hạn chế...

"Vấn đề là nông sản Việt chưa có một đơn vị cá nhân hay cơ quan chủ quản nào đứng ra để có thể xây dựng thương hiệu dưới 1 cái tên riêng nào đó của Việt Nam. Ngoại trừ ngành lúa gạo, năm 2018, Bộ NN-PTNT đang chủ trì xây dựng thương hiệu gạo quốc gia”, vị này cho hay.

Thực tế, năm 2017, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng từng thừa nhận 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay mới chỉ là xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế đơn giản. Nguyên nhân lớn nhất chính là khâu chế biến, thương mại, tổ chức sản xuất và xây dựng thương hiệu yếu.

Ví như, tại Hưng Yên và Bắc Giang có hai loại quả chủ lực là nhãn và vải thiều. Hai loại quả này có giá trị xuất khẩu mõi năm khoảng 2.000-5.000 tỷ đồng. Song, do tính mùa vụ, chỉ chín trong vòng một tháng nên nhiều lúc vào chính vụ xảy ra tình trạng phải bán tống bán tháo. Trong khi đó, nếu chế biến sau thu hoạch thì có thể để được cả năm, Bộ trưởng dẫn chứng.

Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành nhận định, vì yếu kém trong khâu chế biến sau thu hoạch nên dù xuất khẩu đứng top đầu thế giới nhưng giá trị đem lại thấp và người nông dân được hưởng lợn rất ít nếu không muốn nói đến là vẫn còn nghèo.

Bài học từ Nhật Bản bán quả xoài 850.000 đồng/quả

Trái ngược với cảnh bán tống bán tháo hay được mùa thì mất của của nông sản Việt, chia sẻ tại hội nghị trực tuyến - chuyên đề "Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”, ông Hiroshi Matsuura - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cho rằng cần tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản, nâng cao lợi nhuận cho người nông dân.

Ông dẫn chứng, ở Nhật Bản, nông dân bán một quả xoài với giá 4.000 Yên (khoảng 850.000 đồng). Thế nhưng, để có được mức giá thành cao như vậy, xoài ở Nhật được trồng theo một tiêu chuẩn khắt khe, trái trên cây rất to và chỉ thu hoạch sau khi quả đã chín ở trên cây, tuyệt đối không thu hoạch lúc xanh non. Sau thu hoạch, trái xoài được bọc trong lớp lưới xốp, đóng trong hộp để đảm bảo trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ không bị thối hỏng.

Năng suất cao nhưng yếu kém khâu chế biến dẫn đến người nông dân được hưởng lợn ít nhất

"Tại Việt Nam ai sẽ mua xoài giá cao? Là những người có tiền ở thành phố. Vậy làm sao vận chuyển đến tay người tiêu dùng”, vị đại sứ Nhật đặt câu hỏi và cho biết, cần đầu tư về hạ thầng vận chuyển, đảm bảo nơi bán hàng, bởi điều này sẽ quyết định đến chất lượng hàng hoá.

Song, theo ông vấn đề quan trọng hơn để nông dân có được lợi nhuận lớn thì nông dân phải hoàn thiện cơ sở vật chất cho việc trữ hàng.

Ông cho hay, ở Nhật Bản táo chỉ có theo mùa, nhưng sau khi thu hoạch nông dân cho táo vào bảo quản trong kho trữ lạnh của mình theo công nghệ CA (phương pháp giúp hạn chế hô hấp khiến trái cây tươi lâu), từ đó đưa ra thị trường một lượng vừa phải, giữ được giá sản phẩm và người Nhật cũng được ăn táo quanh năm.

Ở Việt Nam có quả vải rất ngon, nhưng chỉ bán tươi lúc vào vụ nên giá trị chưa cao, lúc hết mùa muốn được ăn vải tươi cũng không thể. Nếu có thể áp dụng cách làm như nông dân Nhật với quả vải hay những loại quả khác thì sẽ tạo ra lợi nhuận cao cho nông dân vì họ điều tiết được giá cả thị trường.

Nhưng theo ông, người nông dân chỉ được hưởng lợi lớn nếu họ có cơ sở trữ lạnh vì từ sản xuất sẽ qua khâu trữ lạnh và đến thị trường, tức sẽ bớt được khâu trung gian. Còn nếu cơ sở trữ lạnh do bên thua mua nắm giữ thì lợi nhuận cao nhất sẽ thuộc về bên thua mua chứ không phải người nông dân. Khi ấy, nông dân sẽ khó cải thiện được cuộc sống của mình.

TheoVietNamNet

Các tin khác


Thúc đẩy thương mại điện tử phát triển

(HBĐT) - Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử (TMĐT) ở nước ta phát triển nhanh. Hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến, đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế. Trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bắt kịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới, TMĐT dự báo sẽ có bước đột phá.

Phấn đấu đến năm 2025 phát triển 24 chủng loại cây dược liệu

(HBĐT) - Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuât nông nghiệp của tỉnh. Từng bước xây dựng được các vùng cây dược liệu phát triển ổn định, lâu dài, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Kiểm tra tiến độ xây dựng NTM xã Tây Phong

(HBĐT) - Ngày 22/11, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đi kiểm tra thống nhất tiến độ thực hiện NTM đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2018 và các xã, thôn đề nghị UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện Cao Phong.

TP Hòa Bình: "Cú huých" cho thị trường bất động sản cuối năm

(HBĐT) - Là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, trong những năm qua, diện mạo đô thị TP Hòa Bình ngày càng nhiều dự án BĐS được đầu tư, kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản tại đây.

13 doanh nghiệp, HTX tỉnh tham gia hội nghị giao thương kết nối cung – cầu hàng hóa năm 2018

(HBĐT) - Ngày 21/11, tại thành phố Hà Nội, 11 doanh nghiệp, HTX tỉnh ta đã tham gia hội nghị giao thương, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh thành phố năm 2018. Đây là hội nghị thường niên do Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức.

Huyện Kỳ Sơn tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Kỳ Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục