(HBĐT) - Xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã thành công trong việc khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện bền vững đời sống người dân. Hướng đi chính của Thanh Hối xác định trong nhiều năm nay vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp với các cây trồng chủ lực là bưởi, mía, chăn nuôi và phát triển các ngành nghề phụ.


Gia đình ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung, xã Thanh Hối (Tân Lạc) ươm cây giống cung cấp cho bà con trong vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Đồng chí Bùi Văn Phon, Chủ tịch UBND xã Thanh Hối cho biết: Hàng năm, ngoài việc giữ ổn định diện tích lúa cho năng suất bình quân khoảng 5 tấn/ha, xã kết hợp trồng một số cây công nghiệp, rau màu. Trong đó, xã duy trì ổn định khoảng 120- 150 ha mía, dù giá không ổn định nhưng hiện tại vẫn là cây trồng mang lại thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, cây bưởi đã có trên địa bàn xã từ lâu và phát triển mạnh vào những năm gần đây, là loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại thu nhập cao cho nông dân. Toàn xã có khoảng 300 ha bưởi, trong đó gần 1/3 diện tích đã cho thu hoạch. Do khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên bưởi Thanh Hối dễ trồng, chất lượng tốt, vỏ mỏng, nhiều nước, có vị ngọt dịu, được thị trường ưa chuộng. Nhiều hộ trồng bưởi đã có của ăn, của để.

Trên địa bàn xã có các xóm Tân Hương, Tân Lai và một số xóm khác từ trồng bưởi mà phát triển như phố trong làng. Xã đang định hướng người dân đầu tư thâm canh, thực hiện các quy trình sản xuất bưởi an toàn theo tiêu chuẩn VietGap để giữ gìn thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc. Cùng với lúa, bưởi, các cây màu, cây sả đã được người dân đưa vào những diện tích đất lâm nghiệp pha đá, trước đây chủ yếu trồng keo, ngô, sản xuất không hiệu quả với diện tích khoảng 65 ha, tập trung ở xóm Đông 1, 3 và xóm Tam. Cây sả trồng một lần, thu nhiều năm. Một năm sả thu hoạch 3 đợt, khách hàng đến tận nơi thu mua. Cứ vài ngày, người trồng sả lại có mấy trăm nghìn, tính ra cho thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha.

Cùng với đó, xã duy trì phong trào nuôi trâu vỗ béo, tập trung ở xóm Chiềng Đông. Người dân đi tìm mua trâu, bò gầy về vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt, trồng cỏ, kết hợp với trồng mía, lấy lá mía, cỏ về làm thức ăn nên không mất công tìm cỏ như xưa. Một hộ nuôi từ 1 - 2 con, mỗi năm bán 2 - 3 lần. Mua trâu 20 triệu đồng/con, sau 3 tháng bán khoảng 24 - 26 triệu đồng, lãi từ 4 - 6 triệu đồng/con. Người dân nuôi trâu, bò sinh sản, trâu, bò vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt, phân gia súc được thu gom bón cho cây, đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp.

Theo Chủ tịch UBND xã Thanh Hối Bùi Văn Phon, thu nhập từ nông nghiệp là chính nhưng các thu nhập khác từ hoạt động tiểu- thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ của xã cũng khá cao. Chỉ tính riêng xưởng sản xuất của Công ty May Việt Hàn tại cụm công nghiệp Đông Thanh đã giải quyết việc làm khoảng 200 lao động của xã với thu nhập đạt 4-7 triệu đồng/người/tháng. Nhiều hộ trong xã đã nhanh nhạy đầu tư máy móc, thiết bị, tự học hỏi tham gia xây dựng các công trình nhà ở, dân dụng trên địa bàn xã. Mấy năm nay, trong xã xuất hiện nhiều nhà xây kiên cố, biệt thự đẹp. Từ việc khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, bộ mặt nông thôn của xã Thanh Hối chuyển biến mạnh mẽ, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người xã đạt 37,6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,6%.


                                                                                                     Linh Trang 

 


Các tin khác


TP Hòa Bình: "Cú huých" cho thị trường bất động sản cuối năm

(HBĐT) - Là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, trong những năm qua, diện mạo đô thị TP Hòa Bình ngày càng nhiều dự án BĐS được đầu tư, kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản tại đây.

13 doanh nghiệp, HTX tỉnh tham gia hội nghị giao thương kết nối cung – cầu hàng hóa năm 2018

(HBĐT) - Ngày 21/11, tại thành phố Hà Nội, 11 doanh nghiệp, HTX tỉnh ta đã tham gia hội nghị giao thương, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh thành phố năm 2018. Đây là hội nghị thường niên do Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức.

Huyện Kỳ Sơn tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Kỳ Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới.

5 sản phẩm nhãn hiệu tập thể do Hội Nông dân đứng tên chủ sở hữu

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tuyên truyền hội viên truy cập, sử dụng mạng internet nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi. Mặt khác, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, tổng hợp danh sách các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm cung cấp thông tin quảng bá, giới thiệu hình ảnh, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

26 dự án đầu tư nước ngoài hoạt động khai thác kinh doanh tại tỉnh

(HBĐT) - 10 tháng qua, tỉnh ta đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 36 dự án, gồm 34 dự án trong nước với số vốn đăng ký 6.398 tỷ đồng, 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký 240.000 USD. Theo đó, kể từ trước đến nay, tổng số dự án được cấp phép đầu tư tại tỉnh là 526 dự án, trong đó có 37 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 500 triệu USD, 489 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 65.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức để cổ phần hóa chậm

Ngày 21-11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Ðổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Vương Ðình Huệ, Trịnh Ðình Dũng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục