(HBĐT) - Tối 16/12, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong (thị trấn Cao Phong), UBND tỉnh đã tổ chức bế mạc Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2018.


Trong 5 ngày (từ ngày 12-16/12/2018), lễ hội và hội chợ đã được tổ chức thành công. Với quy mô 244 gian hàng của gần 200 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và hộ sản xuất, sự kiện đã quảng bá mạnh mẽ các loại nông sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình, trong đó nổi bật là cây ăn quả có múi. Ngoài các hoạt động mua bán, biểu diễn nghệ thuật tại khu trung tâm, du khách còn được tham gia các hoạt động khác nằm trong khuôn khổ sự kiện như: thăm quan các vườn cam tại huyện Cao phong, các vườn bưởi tại huyện Tân Lạc, thăm quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn huyện Cao Phong… Các hoạt động này đã góp phần tạo thêm sức hút mạnh mẽ cho lễ hội và hội chợ.


Đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tổ chức sự kiện.



Các gian hàng trưng bày và bán sản phẩm Cam Cao Phong tạo được sức hút lớn tại sự kiện.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức: Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, lễ hội và hội chợ năm nay vẫn thể hiện được sức hút lớn với trên 70.000 lượt người đến thăm quan, mua bán. Nhìn chung, các chương trình đã được tổ chức tốt; công tác an ninh trật tự và an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo; các gian hàng đã cung cấp lượng hàng hóa phong phú với chất lượng và giá thành ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân. Trong 5 ngày, sự kiện đã tiêu thụ trên 5.000 tấn rau quả các loại. Riêng trong ngày khai mạc 12/12, đã có khoảng 15.000 lượt người đến tham quan, mua sắm; số lượng tiêu thụ trong các gian hàng của lễ hội ước đạt trên 60 tấn; giá trị hàng hóa bán ra tại hội chợ ước đạt 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, việc tiêu thụ quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong và một số huyện có chiều hướng tăng trong thời gian trước, trong và sau lễ hội. Điều đó thể hiện niềm tin của du khách đối với các sản phẩm cây ăn quả có múi; đồng thời cho thấy thành công của lễ hội trong vai trò kích cầu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp đặc trưng nhất của tỉnh Hòa Bình.

Tại lễ bế mạc, Ban Tổ chức đã trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào thành công của lễ hội và hội chợ. UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 9 cá nhân; Sở NN&PTNT trao tặng Giấy khen cho 30 tập thể, 25 cá nhân; UBND huyện Cao Phong tặng Giấy khen cho 5 tập thể, 25 cá nhân. Cùng với đó, các gian hàng tiêu biểu nhất cũng được tặng thưởng tại lễ bế mạc.


P.V

Các tin khác


Nuôi cá lồng- hướng thoát nghèo bền vững ở Vầy Nưa

(HBĐT) - Xã Vầy Nưa (Đà Bắc) có 5/10 xóm tiếp giáp với vùng hồ Hồ Bình, diện tích mặt hồ ước tính khoảng 1.600 ha. Đó chính là những tiềm năng lợi thế sẵn có để người dân địa phương lựa chọn nghề nuôi cá lồng là mô hình giảm nghèo bền vững. Qua đó từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Nuôi cá lồng - hướng thoát nghèo bền vững ở xã Vầy Nưa

(HBĐT) - Xã Vầy Nưa (Đà Bắc) có 5/10 xóm tiếp giáp với vùng hồ Hồ Bình. Đó là tiềm năng, lợi thế sẵn có để người dân lựa chọn nghề nuôi cá lồng là mô hình giảm nghèo bền vững. Qua đó từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

TP Hòa Bình: Huy động 775, 6 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Qua 8 năm (2011-2018) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, với quyết tâm chính trị cao từ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đến sự đồng thuận của nhân dân, đến nay, 100% xã được công nhận đạt chuẩn NTM và TP Hòa Bình đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Xã Thượng Tiến còn nhiều thách thức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thượng Tiến là xã còn nhiều khó khăn của huyện Kim Bôi, nhưng khi triển khai chương trình xây dựng NTM, người dân nơi đây đã đồng thuận góp công, góp của, chung sức với chính quyền để xây dựng NTM. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Huyện Yên Thủy dồn sức thực hiện tiêu chí giao thông

(HBĐT) - Trong xây dựng NTM, giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng để tạo sức bật phát triển KT-XH, góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí khác. Vì vậy, huyện Yên Thủy đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, chủ động dành nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của người dân để phát triển giao thông. Đến nay, toàn huyện đã có 5 xã đạt tiêu chí về giao thông.

Khơi dậy tiềm năng từ... đất!

(HBĐT) - Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và không thể sản sinh. Bởi vậy việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất luôn được chú trọng. Trong những ngày cuối năm, cùng với việc thống kê, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018, lộ trình để thực hiện việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất… năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã được đưa ra nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng từ… đất!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục