(HBĐT) - Dường như cũng hân hoan đón Tết như con người, những vùng cam bạt ngàn trải khắp huyện Cao Phong đang đồng loạt khoác lên mình tấm áo tươi mới mà mùa xuân ban tặng. Sức sống căng tràn khắp nơi. Trên những nẻo đường uốn quanh đồi cam ngập nắng, nếu hít thật sâu sẽ cảm nhận hơi thở ấm áp của đất trời, báo hiệu một năm mới an yên, hạnh phúc.


Trong dịp Tết Nguyên đán, du khách đến với Cao Phong đều tìm mua cam, quýt các loại để làm quà cho gia đình. 

Với trên 1.300 ha cam thời kỳ kinh doanh, ước sản lượng cả niên vụ 2018 - 2019 của toàn huyện sẽ đạt trên 35 nghìn tấn. Đến thời điểm này đã thu hoạch trên 50% sản lượng toàn niên vụ với các giống cam, quýt chín sớm và chính vụ như: CS1, Xã Đoài, quýt Ôn Châu… Còn lại chủ yếu là cam V2 và đường Canh – hai giống cam trồng được trồng rải vụ, thường cho thu hoạch từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 5 năm sau. Đây cũng là hai đặc sản nổi bật nhất của cả vùng cam Cao Phong trong dịp Tết Nguyên đán. 

Càng những ngày giáp Tết, càng có nhiều người háo hức tìm đến đây để mua sản vật tuyệt vời mang thương hiệu cam Cao Phong. Đây là nông sản đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này của tỉnh được cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Từ tháng 11/2014 đến nay, hơn 4 năm cam Cao Phong mang trên mình sứ mệnh lớn lao của thương hiệu nông sản mạnh nhất, đặc trưng nhất của tỉnh Hòa Bình. Với chất lượng không trộn lẫn với bất cứ loại cam nào, cam Cao Phong tạo thành sức hút lớn cho cả vùng Cao Phong trong những ngày giáp Tết. Được mùa và giá thành khá ổn định, năm nay cây cam tiếp tục mang tới nguồn thu tốt cho người trồng cam huyện Cao Phong. 

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Hiện nay, toàn huyện có trên 3.000 ha cây ăn quả có múi, trong đó, riêng cam, quýt các loại diện tích khoảng 2.600 ha. Nhìn chung, đây là diện tích đã thực hiện theo đúng quy hoạch của UBND tỉnh. Trong thời gian tới, huyện sẽ quyết liệt thực hiện chủ trương không mở rộng diện tích trồng cam ở những vùng ngoài quy hoạch. Các xã, thị trấn cũng quán triệt nghiêm túc chủ trương này để đôn đốc, vận động nhân dân thực hiện tốt. Thay vì mở rộng diện tích, người trồng cam sẽ tích cực bám sát lộ trình phát triển bền vững hơn, ưu việt hơn cho loại cây đặc sản của mình: Sản xuất theo quy trình VietGAP nhằm nâng cao chất lượng cam Cao Phong. 

Là tổ chức tiên phong trên lộ trình sản xuất cam Cao Phong đạt chất lượng VietGAP, đến nay, Hội trồng cam thị trấn Cao Phong đã thu hút gần 100 hội viên tham gia, với tổng diện tích trên 200 ha hoàn toàn được áp dụng theo quy trình sản xuất cam VietGAP, góp phần nâng tổng diện tích trồng cam VietGAP của toàn huyện lên khoảng 800 ha. Cùng với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, Hội khuyến khích hội viên dán tem truy xuất nguồn gốc để chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình, đảm bảo từng quả cam khi được đưa ra thị trường đều có thể truy xuất nguồn gốc.

Ngay sau khi cắt những quả cam đạt chất lượng VietGAP tròn căng, trĩu trịt trên cành, anh Nguyễn Đức Thủy (khu 3 – thị trấn Cao Phong) và các hộ trồng cam lân cận sơ chế, phân loại, dán tem truy xuất nguồn gốc lên từng quả, rồi cẩn thận đóng vào những chiếc hộp có in sẵn thương hiệu cam Cao Phong. Anh Thủy cho biết, gia đình anh cũng như các hộ trồng cam khi thống nhất áp dụng quy trình VietGAP đều tin tưởng rằng, đây là cách hữu hiệu để kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo khi đến với người tiêu dùng, quả cam Cao Phong luôn có chất lượng tốt nhất.

Đây cũng là cách mà người trồng cam huyện Cao Phong đang bảo vệ và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình. Bản thân họ luôn nhận thức rất rõ giá trị sản phẩm và trân trọng những điều tốt đẹp mà cam Cao Phong đã mang tới cho họ. 
 

  Thu Trang


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Huy động các nguồn vốn tín dụng trên 754 tỉ đồng

(HBĐT) - Năm 2018, các ngân hàng trên địa bàn huyện Lạc Sơn tích cực huy động các nguồn vốn, mở rộng tín dụng theo hướng đáp ứng có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương; triển khai, tổ chức thực hiện các giải pháp về lãi suất, tín dụng, giảm nợ xấu.

Sản lượng cá thu hoạch đạt trên 970 tấn

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 2.680 ha nuôi thủy sản ao, hồ nhỏ; 4.500 lồng cá các loại. Có 41 cơ sở nuôi trên 20 lồng, 2 cơ sở nuôi trên 100 lồng. 7 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đã ký kết liên doanh với các hộ nuôi cá lồng hợp quy chuẩn VietGap, cung cấp trên 2.000 tấn cá thương phẩm/năm ra thị trường.

Sở Xây dựng sơ tuyển dự án nhà ở thương mại gần 298 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ ngày 30/1 - 11/3/2019, Sở Xây dựng sẽ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện Dự án Nhà ở thương mại, phường Tân Thịnh, TP. Hoà Bình.

Đô thị hóa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, dân cư sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn. Nhiều năm trở lại đây, tỉnh ta đã tập trung phát triển đô thị hóa, mục tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 25%, qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.

HNT Vina - dấu ấn 5 năm đầu tư tại Hòa Bình

(HBĐT) - Sau 5 năm đầu tư tại Hòa Bình (2014 - 2018), Công ty TNHH HNT Vina ở khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn đã tạo được nhiều dấu ấn mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) tự tin, nâng tầm vị thế trong cộng đồng doanh nghiệp.

Khai trương cửa hàng xăng dầu số 2 – Tân Phát trên đường Trần Quý Cáp - TP Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 25/1, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Tấn Phát HB tổ chức khai chương cửa hàng bán xăng dầu số 2, tại địa chỉ số 1 đường Trần Quý Cáp , tổ 14, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình). Với tốc độ thi công nhanh chóng, đảm bảo tiến độ, đáp ứng đúng tiêu chuẩn chất lượng, sau 3 tháng thi công, cửa hàng xăng dầu số 2 có diện tích 1.500m2 chính thức đi vào hoạt động. Công trình có tổng mức đầu tư lên đến gần 10 tỷ đồng, được thiết kế đúng tiêu chuẩn khu vực bán hàng thông thoáng, rộng rãi, thuận tiện và an toàn cho các phương tiện ra vào. Trong đó, 4 cột bơm hiện đại của Nhật Bản với 16 máy bơm có mức đầu tư khoảng 1 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục