(HBĐT) - Huyện Lương Sơn - một trong những cửa ngõ chiến lược của tỉnh đang nắm bắt những cơ hội phát triển, đổi mới mạnh mẽ về tư duy, cách làm, tạo những bước tiến vững chắc về công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, đời sống nhân dân, chuẩn bị hành trang cần thiết để thực hiện mục tiêu trở thành đô thị loại IV và huyện nông thôn mới vào năm 2020.
Nhà máy sản xuất hàng may mặc của Công ty Esquel Việt Nam tại KCN Lương Sơn giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Là cửa ngõ phía đông bắc của tỉnh, Lương Sơn có nhiều lợi thế để phát triển khi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - vùng trọng điểm về đầu tư, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua. Vùng đất có nhiều tài nguyên khoáng sản, núi non, thiên nhiên kỳ vĩ là những cơ hội để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Từ việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đến nay, kết cấu hạ tầng KT-XH của huyện đổi thay rõ rệt. Hệ thống đường giao thông được đầu tư kết nối liên hoàn, từng bước khép kín, hạ tầng đô thị được mở rộng, hạ tầng công nghiệp được quy hoạch đầu tư và từng bước lấp đầy các dự án tạo chuyển dịch kinh tế theo quy hoạch. Huyện đã thu hút được một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị trung tâm huyện như: Trung tâm thương mại và nhà ở Đông Dương, Khu dân cư thương mại kết hợp nhà ở Phố chợ Lương Sơn; các dự án phát triển hạ tầng, nhà ở theo định hướng phát triển đô thị như: khu đô thị dầu khí tại xã Nhuận Trạch, dự án trồng rừng kết hợp sinh thái Sunset tại xã Tân Vinh, dự án nhà ở sinh thái Achirenco tại xã Lâm Sơn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu thung lũng Nữ Hoàng...
Huyện có 3 KCN được quy hoạch và công bố quy hoạch với diện tích gần 500 ha và 2 cụm công nghiệp. Trong đó KCN Lương Sơn có hạ tầng đồng bộ lấp đầy 90% diện tích, KCN Nam Lương Sơn lấp đầy 48% diện tích. Riêng KCN Lương Sơn có 26 Công ty với 28 dự án (14 doanh nghiệp nước ngoài), các doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả, giải quyết việc làm cho khoảng 1 vạn lao động, chủ yếu là người địa phương. Đến nay, huyện đã có khoảng 160 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 290 triệu USD và 138 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 19.450 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện có hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân đang hoạt động đã góp phần quan trọng phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và khu vực lân cận. Cùng với phát triển đô thị, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, du lịch - dịch vụ đang có những sự bứt phá mới. Huyện có nhiều dự án đang khảo sát đầu tư, nhiều dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hoạt động hiệu quả với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh. Riêng sân gofl Phượng Hoàng giải quyết việc làm cho 200 lao động, nộp ngân sách năm 2018 lên tới 50 tỷ đồng, tạo ra hiệu ứng phát triển dịch vụ cả khu vực Lâm Sơn.
Về nông - lâm nghiệp, Lương Sơn đã hình thành tư duy sản xuất mới, trên cơ sở tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Huyện khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế giáp vùng Thủ đô, phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch như rau hữu cơ, chăn nuôi lợn bản địa, dê núi; chăn nuôi gia súc tập trung, nuôi bò lấy sữa, trồng cây ăn quả mang lại thu nhập cao cho nông dân. Lương Sơn cũng là huyện dẫn đầu tỉnh về xây dựng NTM, bình quân đạt 18,1 tiêu chí/ xã, bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, nhiều vùng quê như phố trong làng, tạo tiền đề vững chắc để huyện thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020 trở thành huyện NTM.
Năm 2018, Lương Sơn có 15/16 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Chuyển dịch cơ cấu tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; thương mại, dịch vụ; nông nghiệp lần lượt là: 62,3%, 24,5% và 13,2%. GRDP bình quân đạt 64,4 triệu đồng (bình quân thu nhập đạt 31 triệu đồng/người/năm), hộ nghèo giảm còn 3,91%. Đặc biệt, huyện Lương Sơn có sự đồng thuận, thống nhất cao trong tư tưởng, hành động của cán bộ và nhân dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng vùng trung tâm trở thành đô thị loại IV, là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh và trở thành huyện NTM vào năm 2020.
Lê Chung
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có địa giới hành chính tiếp giáp với các huyện của Thủ đô Hà Nội và 2 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Trên địa bàn có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 21 chạy qua cùng hệ thống đường thủy nội địa trên sông Bôi, thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
(HBĐT) - Thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất Hòa Bình nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng được thương hiệu một số sản phẩm đặc sản nổi bật mang giá trị cao, hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung cung cấp cho thị trường và phục vụ chế biến nông sản. Sản phẩm đặc sản được bảo hộ, giúp người sản xuất, kinh doanh có đầu ra ổn định, hạn chế rủi ro về biến động giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ.
(HBĐT) - Đó là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp tỉnh ta gắn kết với chương trình tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2030 theo hướng hiện đại, giúp nông dân sản xuất bền vững và tăng thu nhập trên một diện tích canh tác. Đồng thời, đảm bảo cung cấp nông sản thực phẩm có chất lượng cao, an toàn cho cộng đồng người tiêu dùng và không gây tổn hại tới môi trường, thiết thực ứng phó với biến đổi khí hậu.
(HBĐT) - Trước ngày tổ chức lễ thông xe tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình, tôi tự thưởng cho mình một chuyến đi xe máy trên con đường mới ấy. Những ngày này đường còn vắng người, xe, không gian hai bên đường thanh bình. Nếu điểm đầu những con đường nối vùng đồng bằng Bắc Bộ đến với trung tâm hành chính 4 mường được coi là "cửa mường” như người đời nói thì đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình là "cửa mường” mới nhất và ngắn nhất.
(HBĐT) - Với các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh đi vào thực chất, tỉnh Hòa Bình đang sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và dư địa, tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
(HBĐT) - Theo Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, năm 2018 tiếp tục ghi nhận sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp KCN. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SX-KD, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đóng góp tích cực cho giá trị xuất khẩu, ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.