(HBĐT) - Trước ngày tổ chức lễ thông xe tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình, tôi tự thưởng cho mình một chuyến đi xe máy trên con đường mới ấy. Những ngày này đường còn vắng người, xe, không gian hai bên đường thanh bình. Nếu điểm đầu những con đường nối vùng đồng bằng Bắc Bộ đến với trung tâm hành chính 4 mường được coi là "cửa mường” như người đời nói thì đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình là "cửa mường” mới nhất và ngắn nhất.

Vùng đất cửa ngõ này từ xưavẫn được gọi là Mường Trại. Mường Trại bao gồm những xã có đông đồng bào Mường sinh sống như Yên Quang, Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân. Trước cách mạng tháng Támnăm 1945 vùng này thuộc tổng Bằng Lộ, châu Lương Sơn. Ngày nay chỉ còn lại xã Yên Quang là thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, các xã còn lại đã thuộc thành phố Hà Nội.

Trọn một buổi sáng ông Nguyễn Việt Phú, nguyên Chủ tịch UBND xã Yên Quang đã dẫn tôi điền dã nơi "cửa mường” này. Mường Trại nói chung, Yên Quang nói riêng là vùng đất có sự giao thoa giữa văn hóa Việt cổ và văn hóavùng châu thổ Bắc Bộ nước ta. Thưở mới khai khẩn vùng đất này, xóm Mè, xã Yên Quang chỉ có 7 gia đình, họ là những người từ mường Toal, mường Côốc trong mường ra đây an cư, lập nghiệp. Mường Taal, mường Côốc thuộc mường nào trong 4 mường, bao đời rồi vẫnchưa có lời đáp! Nếu người trong mường gọi vùng đất này là Mường Trại thì người dân ở đây lại gọi vùng đất giáp xứ Đoài phía xa kia như Yên Bài, Vân Hòa... thuộc huyên Ba Vì cũng là Mường Trại.

Đối với xã Yên Quang, ngoài những di tích có liên quan tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống giặc phương Bắc năm 40 - 43 sau Công Nguyên còn có dấu tích mới gần hơn là "Thành Cửa Lũy, nơi khu vực dốc Bụt dài chừng 4 cây số có một cửa duy nhất vào Yên Quang, thành được xây dựng bằng những tảng đá lớn, ngăn quân giặc ở phía sông Đà và vùng Yên Châu (Sơn La) sang, thành Đồng Ngô ở khu vực dốc Mát, chặn giặc từ phía Sơn Tây vào”. Đó là thành lũy mànhân dân trong vùng xây dựng ngăn quân cờ đen - tàn quân Thái Bình thiên quốc từ phương Bắc tràn xuống nước tatrong đó có tỉnh Hòa Bình, quấy phá. Ngày nay Cửa Lũy chính là nơicác nhà đầu tư BOT đường Hòa Lạc - Hòa Bình đặt trạm thu phí. Đề cập đến nhữngvùng đất được coi là "cửa mường” là nói đến những vùng đất có tiềm năngtrở thành vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình, nơi đây có thể hình thành các khu công nghiệp (KCN), các cụm công nghiệp để thu hút các nhà nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhớ lại cách đây đã trên hai thậpniên, hồi đó tôi được lãnh đạo tỉnh Hòa Bình giao trọng trách là người đứng đầu quản lý ngành công nghiệp. Lúc này trên địa bàn tỉnh, ngoài Nhà máy thủy điện Hòa Bình chỉ có vài ba cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô nhỏ bé, máy móc và công nghệ sản xuất lạc hậu. Thời điểm này các KCN mới được triển khaiở các tỉnh, thành phố lớn trong nước theo Nghị định của Chính phủ. Tôi đã đề xuất thành lập 2 khu công nghiệp Lương Sơn và bờ trái sông Đà. Được lãnh đạo tỉnh đồng ý, Viện Chiến lược thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ lúc đóđã bắt tay vào lập quy hoạch.

Gần đây có dịp trở lạithăm Lương Sơn càng thấy việc hình thành một KCN nơi cửa ngõ này lúc đó là đúng đắn, hợp lý. Với diện tích chưa đầy 100 ha đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 12.000 lao động, nộp trên 50 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, tỷ lệ lấp đầy tới 90%diện tích. Đây là một trong 8 KCN của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Mặc dù trong giai đoạn đầu có nhiều khó khăn trở ngại, song đến nay được đánh giá là KCN cóhiệu quả nhất, tiếp đến là KCN bờ trái sông Đà và KCN Nam Lương Sơn.

Trở lại với vùng đất Yên Quang đã đề cập phần trên - nơiđã được quy hoạch một KCN mới, với diện tích trên 200 ha. Đây là vùng đất có nhiều thuận lợicho sự phát triển một KCN, đồng thời là nơi có nhiều trầm tíchvăn hóa vùng ven tuyến BOT Hòa Lạc - Hòa Bình và cả trên hai ngọn núi Vua Bà và Viên Nam, những ngọn núi bao đời nay đã "động vi binh, tĩnh vi dân”, với những tiềm năng rất lớn cho đầu tư các dự án du lịch, dịch vụ. Với việc công nhận "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm, Đốc Bang năm 1909- 1910” sắp tới thìkhu vực núi Viên Nam sẽ tạo nên điểm nhấn lớn, tăng sức hấp dẫnđối với các nhà đầu tư vào vùng đất này, vùng đất "cửa mường” với câu ca"rượu Mè, chè Dủ, tối ngủ Chằm Cun” xưa sẽ bước vào một trangsử mới, với những câu ca mới, tâm thế mới về sự giàu có, phồn vinh đối với bà con trong vùng.

                                                                              Đinh Đăng Lượng


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục