(HBĐT) - Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư số 01/2019/TT-BNNPTNT ban hành danh mục bổ sung gồm 67 giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
Trong số đó, có thể kể tên một số loại giống cây trồng tiêu
biểu như:
- 22 giống lúa: Giống lúa thuần P9, giống lúa thuần Thuần
Việt 1, giống lúa lai ba dòng Nam
ưu 209...;
- 21 giống ngô: Giống ngô lai MN-1, giống ngô nếp lai HN90,
giống ngô nếp lai tím ngọt 099...;
- 4 giống thuốc lá: Giống thuốc lá VTL81, giống thuốc lá
GL2, giống thuốc lá GL7, giống thuốc lá CSC07;
- 3 giống đậu tương: Giống đậu tương DT2008, giống đậu tương
Đ8, giống đậu tương ĐT51;
- 2 giống khoai tây: Giống khoai tây Sinora, giống khoai tây
FL2027;
- 2 giống dâu: Giống dâu VA-201, giống dâu lai F1 - VH15;
- 2 giống mía: Giống mía ROC 26, giống mía HB1;
- 2 giống bơ: Giống bơ TA1, giống bơ Booth7…;
Thông tư số 01/2019/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày
5/3/2019.
PBĐ-TL (TH)
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng, nếu khai thác, phát huy tốt sẽ góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được tỉnh ta triển khai, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đẩy mạnh Chương trình OCOP là giải pháp hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện, đồng thời đưa thực hiện xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.
(HBĐT) - Hiện nay, đơn vị tư vấn đã tiến hành điều tra, khảo sát lập cơ sở dữ liệu để xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình. Dự kiến trong quý I/2019, UBND tỉnh sẽ phê duyệt Đề án.
(HBĐT) - Ngày 20/9/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018-2020.
(HBĐT) - Năm 2019, ngành Ngân hàng tỉnh đặt mục tiêu huy động nguồn vốn tại địa bàn tăng 15% trở lên, dư nợ tín dụng tăng trưởng 14%; nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. Đến hết năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 23.346 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2017, trong đó vốn huy động trong các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 15.049 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, đáp ứng 71,6 tỷ trọng vốn đầu tư cho vay.
(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2019, người dân tại các vùng trọng điểm mía tím của tỉnh đón nhận tin vui lần đầu tiên đặc sản mang thương hiệu "Mía tím Hòa Bình" cán đích thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, mía tím Hòa Bình được xuất sang Nhật Bản - thị trường yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe.
Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có tổng mức đầu tư (TMÐT) ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, khởi công năm 2007, nhưng do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến bị chậm tiến độ, "đội vốn" lên hơn 8.100 tỷ đồng. Từ năm 2013, dự án phải "đắp chiếu", trở thành đống sắt vụn nằm phơi nắng, phơi mưa. Vừa qua, Thanh tra Chính phủ (TTCP) có kết luận thanh tra về dự án, xác định việc triển khai thực hiện có nhiều sai phạm, làm tăng TMÐT, gây thất thoát vốn của Nhà nước.