Ngay trong tháng đầu năm 2019, đã xuất hiện những tín hiệu vui chào đón sự kiện Năm chéo: năm Việt Nam tại Nga và năm Nga tại Việt Nam khi các hoạt động xuất, nhập khẩu giữa hai nước đang diễn ra rất sôi động, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nga đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước.


 

Gian giới thiệu sản phẩm cà-phê của tập đoàn Trung Nguyên tại Triển lãm Thực phẩm thế giới tại Nga 2018.

Theo số liệu mà Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại LB Nga cung cấp, hoạt động giao thương giữa Việt Nam và LB Nga trong năm vừa qua đã có những diễn biến rất tích cực. Tiếp nối đà phát triển đó, ngay từ đầu năm nay, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước cũng đã có sự gia tăng mạnh mẽ.

Trong tháng 1-2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã đạt mức 230 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn đáng kể so với mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 của Việt Nam tăng trưởng 8,9%, đạt 22,1 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu sang châu Á đạt 11,9 tỷ USD, sang ASEAN đạt 2,4 tỷ USD, tăng 12% và sang EU trong tháng 1 đạt 3,8 tỷ USD, tăng 7,9%.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nga, có một số mặt hàng đạt sự tăng trưởng rất ấn tượng như hàng dệt may đạt kim ngạch 19%, tăng 151%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 27 triệu USD, tăng 106%; giầy dép đạt 12 triệu USD, tăng 97%; hàng thủy sản đạt 7 triệu USD, tăng hơn 53%, hạt điều đạt 7,1 triệu USD, tăng gần 60%. Riêng mặt hàng cà-phê, trong tháng 1 năm nay đã xuất sang Nga một lượng hàng trị giá 24,5 triệu USD, tăng 53%. Cà-phê Việt Nam đang ngày càng được người tiêu dùng Nga ưa chuộng và đã có sự tăng trưởng liên tục trên thị trường Nga trong những năm vừa qua.

Về nhập khẩu, lượng hàng hóa mà các công ty Việt Nam nhập khẩu từ Nga đạt giá trị gần 193 triệu USD, tăng 23,4% so với tháng 1-2018. Việt Nam chủ yếu tăng nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô mà Nga có thế mạnh như sắt thép, thủy sản, than đá, gỗ và phân bón. Trong tháng 1-2019, lượng nhập khẩu thủy sản từ Nga của Việt Nam đã tăng gần 30%. Các mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh như sắt thép đạt 49 triệu, tăng gần 230% so với cùng kỳ năm trước; than đá đạt 24 triệu USD, tăng 84%...

Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán Thương mại ĐSQ Việt Nam tại LB Nga cho biết, từ năm 2018, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Nga nhiều hơn là xuất sang Nga. Nga là một cường quốc về đánh bắt thủy sản, trong khi đó Việt Nam lại có ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển mạnh. Bởi vậy, các công ty Việt Nam đang tăng cường nhập khẩu nguồn thủy sản từ Nga về chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu đi khắp thế giới.

Riêng về mặt hàng lúa mì, so Việt Nam tăng cường việc kiểm tra chất lượng, nên lượng hàng Nga xuất khẩu sang Việt Nam tháng đầu năm 2019 đã giảm gần 41%.

Như vậy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và LB Nga trong tháng 1-2019 đạt 422,6 triệu USD, tăng gần 27% so với tháng 1-2018 (334 triệu USD).

Theo ông Minh, để tăng cường hơn nữa hoạt động giao thương giữa hai nước Việt Nam và LB Nga, trong thời gian vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh đã có nhiều buổi làm việc với các bộ, ngành có liên quan của Nga.

Tại các buổi làm việc, Đại sứ đã thống nhất với phía bạn thiết lập một cơ chế thường xuyên gặp gỡ, làm việc để thúc đẩy các dự án đầu tư giữa Việt Nam và LB Nga, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước và cùng bàn bạc phối hợp tháo gỡ những vướng mắc.

Với những tín hiệu tích cực ngay trong những ngày đầu năm mới, cùng sự năng động và tích cực của cả hai phía Việt Nam và Nga, hy vọng trong những tháng còn lại của năm 2019, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng này để sớm đạt mức 10 tỷ USD vào năm 2020 như lãnh đạo hai nước đã kỳ vọng.

 

Theo Báo Nhân Dân

 

Các tin khác


Bài 2 - Tín hiệu tốt để mía tím Hòa Bình hướng mạnh ra thị trường xuất khẩu

(HBĐT) - Sau bao năm chờ đợi, mía tím Hòa Bình đã vươn tới thị trường xuất khẩu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng nhận định: Đây là tín hiệu tốt để mía tím Hòa Bình hướng mạnh đến tiêu thụ xuất khẩu trong tương lai gần.

Hoàn thiện thể chế để hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh

Sáng 26-2, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức tọa đàm "Quan điểm, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm”. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dự và phát biểu ý kiến tại cuộc tọa đàm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 2 tháng ước đạt 5.323 tỷ đồng

(HBĐT) - 2 tháng đầu năm, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động. Hàng hóa phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết như lương thực, thực phẩm, rượu, bia các loại, nước giải khát.

AGRIBANK dành 6.000 giải tri ân đến khách hàng nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập

(HBĐT) - Theo đại diện Agribank Hòa Bình, từ ngày 01/3 đến 31/03/2019, Agribank triển khai chương trình "Sinh nhật rộn ràng – Nhận ngàn quà tặng” nhằm kỷ niệm 31 năm thành lập (26/3/1988-26/03/2019).

Khởi động Chương trình mỗi xã một sản phẩm - tạo đà xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng, nếu khai thác, phát huy tốt sẽ góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được tỉnh ta triển khai, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đẩy mạnh Chương trình OCOP là giải pháp hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện, đồng thời đưa thực hiện xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Phấn đấu chuẩn hóa 25 sản phẩm OCOP trong năm 2019

(HBĐT) - Hiện nay, đơn vị tư vấn đã tiến hành điều tra, khảo sát lập cơ sở dữ liệu để xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình. Dự kiến trong quý I/2019, UBND tỉnh sẽ phê duyệt Đề án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục