Ngày 27-2, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, hai hãng hàng không của Việt Nam là Bamboo Airways và Vietjet đã ký thỏa thuận mua máy bay trị giá hơn 15 tỷ USD với Tập đoàn Boeing (Hoa Kỳ).


 

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và ông Kevin McAllister, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Boeing tiến hành ký kết Thỏa thuận.

* Trưa 27-2, tại Phủ Chủ tịch, Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đã chính thức ký hợp đồng mua 100 máy bay 737 MAX mới trị giá 12,7 tỷ USD theo giá niêm yết của nhà sản xuất.

Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Kevin McAllister, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Boeing đã ký hợp đồng mua máy bay trước sự chứng kiến của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Cùng ngày, Vietjet và tập đoàn General Electric (Hoa Kỳ) cũng đã ký thỏa thuận về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ LEAP-1B trị giá 5,3 tỷ USD theo giá công bố của nhà sản xuất. Thỏa thuận bao gồm cung cấp động cơ dự phòng và gói dịch vụ nhằm trang bị cho các đơn hàng máy bay mới và hiện đại mà hãng đã đặt hàng.

Như vậy, tổng giá trị các hợp đồng được ký dịp này giữa Vietjet và các tập đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lên tới 18 tỷ USD.

 


Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Kevin McAllister, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Boeing đã ký hợp đồng mua máy bay trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Kevin McAllister, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Boeing cho biết: "Chúng tôi rất vui khi được mở rộng hợp tác với Vietjet và góp phần vào sự tăng trưởng của hãng. Chúng tôi tự tin các mẫu máy bay mới và tiên tiến nhất như 737 MAX sẽ giúp Vietjet phát triển hiệu quả hơn nữa và đem đến nhiều cơ hội bay hơn cho khách hàng của hãng.

Chúng tôi thật sự ấn tượng trước sự tăng trưởng của nền kinh tế tại Hà Nội cũng như Việt Nam. Vietjet và ngành công nghiệp hàng không quốc gia đang tăng trưởng mạnh mẽ là hai yếu tố giúp kích cầu du lịch trong nước cũng như kết nối Việt Nam với toàn châu Á. Boeing tự hào vì đã góp phần vào sự phát triển kinh tế này, điều này cũng góp phần vào việc hỗ trợ, thúc đẩy ngành kỹ thuật và sản xuất tại Hoa Kỳ”.

Trước đó, Vietjet cũng đã ký một đơn đặt hàng với 100 máy bay B737 MAX vào năm 2016, đánh dấu thỏa thuận mua bán máy bay thương mại lớn nhất trong ngành hàng không Việt Nam và hiện tại là hãng hàng không có đơn hàng B737 MAX lớn nhất tại châu Á.

* Trưa 27-2, Hãng hàng không Bamboo Airways đã ký thỏa thuận mua 10 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner trị giá gần ba tỷ USD với Tập đoàn Boeing (Hoa Kỳ).

Trước đó, vào tháng 6-2018, Bamboo Airways - hãng hàng không thuộc sở hữu của Tập đoàn FLC - đã ký thỏa thuận mua 20 máy bay Boeing 787 Dreamliner trị giá 5,6 tỷ USD tại Hoa Kỳ.

Như vậy, với đơn hàng mới, đội bay của Bamboo Airways dự kiến sẽ sở hữu 30 chiếc thân rộng Boeing 787 Dreamliner. Những chiếc máy bay đầu tiên sẽ được phía Boeing bàn giao cho đối tác Việt Nam từ quý III-2020.

Bên cạnh đơn hàng mới, ngay trong sáng 27-2, Bamboo Airways và Boeing cũng thống nhất về việc nghiên cứu mở rộng các hợp đồng mua hàng trong tương lai gần.

Theo đó, Bamboo Airways đang cân nhắc việc mua thêm 25 máy bay thân hẹp dòng 737 MAX của Boeing, với giá trị hợp đồng theo niêm yết của nhà sản xuất ước tính 2,5 tỷ USD. Chi tiết về hợp đồng sẽ được hai bên xem xét và công bố sau khi đạt được các thỏa thuận cần thiết.

Bamboo Airways có kế hoạch khai trương đường bay thẳng Việt Nam - Hoa Kỳ trong cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Tập đoàn FLC đã lập Văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ trong năm 2018 để chuẩn bị cho đội ngũ nhân sự, pháp lý và nhiều yếu tố hỗ trợ khác.

Kế hoạch đang được khẩn trương xúc tiến ngay sau khi phía Hoa Kỳ chính thức công nhận Việt Nam xếp hạng an toàn hàng không loại 1 (CAT 1) ngày 15-2 vừa qua.

Nếu tính cả hợp đồng mua 20 máy bay 787 Dreamliner được ký thỏa thuận trong năm 2018, Bamboo Airways đang là khách hàng lớn của Boeing với hai hợp đồng thương mại trị giá gần 8,6 tỷ USD.

Theo thống kê, năm 2018, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam là khoảng 34,7 tỷ USD. Với hai hợp đồng của Bamboo Airways ký kết trong 2018-2019, mức thâm hụt này có thể giảm tới gần 25%.

Những thương vụ này được cho là sẽ góp phần cân bằng cán cân thương mại và ảnh hưởng tích cực đến quan hệ giao thương hai nước, như Tổng thống Trump từng nhận xét: "Việt Nam có đơn hàng lớn với Hoa Kỳ có giá trị hàng tỷ USD, chúng tôi đánh giá cao điều này, vì nó đồng nghĩa sẽ có việc làm cho người Hoa Kỳ và thiết bị chất lượng cao cho Việt Nam”.

 

Theo Báo Nhân Dân

 

Các tin khác


AGRIBANK dành 6.000 giải tri ân đến khách hàng nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập

(HBĐT) - Theo đại diện Agribank Hòa Bình, từ ngày 01/3 đến 31/03/2019, Agribank triển khai chương trình "Sinh nhật rộn ràng – Nhận ngàn quà tặng” nhằm kỷ niệm 31 năm thành lập (26/3/1988-26/03/2019).

Khởi động Chương trình mỗi xã một sản phẩm - tạo đà xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng, nếu khai thác, phát huy tốt sẽ góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được tỉnh ta triển khai, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đẩy mạnh Chương trình OCOP là giải pháp hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện, đồng thời đưa thực hiện xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Phấn đấu chuẩn hóa 25 sản phẩm OCOP trong năm 2019

(HBĐT) - Hiện nay, đơn vị tư vấn đã tiến hành điều tra, khảo sát lập cơ sở dữ liệu để xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình. Dự kiến trong quý I/2019, UBND tỉnh sẽ phê duyệt Đề án.

Tập huấn cho gần 200 học viên về OCOP

(HBĐT) - Ngày 20/9/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018-2020.

Tổng dư nợ tín dụng toàn tỉnh đạt 21.258 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, ngành Ngân hàng tỉnh đặt mục tiêu huy động nguồn vốn tại địa bàn tăng 15% trở lên, dư nợ tín dụng tăng trưởng 14%; nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. Đến hết năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 23.346 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2017, trong đó vốn huy động trong các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 15.049 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, đáp ứng 71,6 tỷ trọng vốn đầu tư cho vay.

Bài 1 - Xúc tiến xây dựng thương hiệu "Mía tím Hòa Bình"

(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2019, người dân tại các vùng trọng điểm mía tím của tỉnh đón nhận tin vui lần đầu tiên đặc sản mang thương hiệu "Mía tím Hòa Bình" cán đích thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, mía tím Hòa Bình được xuất sang Nhật Bản - thị trường yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục