(HBĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân huyện Cao Phong đã phát huy được vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua của Hội, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ đó, tạo động lực để nông dân trong huyện hăng hái tham gia lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH, AN-QP tại địa phương.


 Hội viên nông dân xã Đông Phong (Cao Phong) đầu tư trồng mía phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Hội Nông dân xã Đông Phong là một trong những đơn vị tiêu biểu trong phong trào xây dựng NTM của Hội Nông dân huyện. Sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực, đến năm 2018, xã Đông Phong trở thành xã NTM. Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của Hội Nông dân cùng người dân địa phương đã đưa xã về đích đúng kế hoạch. Năm 2018, có 200 hộ hội viên nông dân hiến 5.000 m2 đất để làm đường và các công trình phúc lợi công cộng. Điển hình như gia đình hội viên Bùi Văn Thẩn, xóm Chằng Trong hiến 1.100 m2 đất; Bùi Thị Mươi, xóm Chằng Giữa hiến 1.000 m2. Các chi hội nông dân trong xã đã đóng góp 1.289 ngày công lao động, sửa chữa, nâng cấp và cứng hóa 10,54 km đường giao thông nông thôn. Đến Đông Phong hôm nay sẽ thấy những ngôi nhà xây khang trang, kiên cố; đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, xanh - sạch - đẹp. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã có sức lan toả mạnh mẽ trong nông dân, nông thôn, giúp người dân ý thức được vai trò, trách nhiệm và tích cực hưởng ứng, tham gia, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Hội Nông dân huyện Cao Phong hiện có trên 7.560 hội viên, sinh hoạt ở 13 cơ sở Hội và 131 chi, tổ hội. Phong trào nông dân chung sức xây dựng NTM gắn với phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được các cấp Hội Nông dân huyện triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng bằng việc đóng góp công sức, tiền của. Kết qủa, Hội đã huy động vốn từ người dân và cộng đồng được trên 2,7 tỷ đồng; hộ hội viên nông dân các xã đã hiến 7.850.000 m đất để làm đường và xây dựng các công trình công cộng; nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa 24 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, nâng cấp 3 công trình thủy lợi, 5 công trình trường học; đóng góp trên 10.000 ngày công lao động.

Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh", phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh", hội viên nông dân các địa phương trong huyện đã tích cực phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hoá, làng, bản, tiểu khu văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. Đồng thời, tổ chức tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường, xây dựng 210 mô hình bảo vệ môi trường ở nông thôn, 13 mô hình chi hội nông dân tự quản bảo vệ môi trường tại các xã điểm về NTM. Đến nay, toàn huyện có 79,9% hộ có nhà tiêu đạt vệ sinh, 58,9% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, 95% hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Huyện có 5/12 xã đạt tiêu chí về môi trường.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong cho biết: Thời gian tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng kết hợp công tác tuyên truyền, vận động, tăng cường các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ dịch vụ và dạy nghề cho nông dân; đẩy mạnh xây dựng mô hình mới; tiếp tục phổ biến các tiêu chí về xây dựng NTM đến hội viên; tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy sức mạnh và vai trò chủ thể trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM”; xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

                                                                          Thu Hằng

 

 

 

Các tin khác


Xã Liên vũ (Lạc Sơn): Sản xuất nông nghiệp sạch hướng tới phát triển bền vững

(HBĐT) -Áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết để cùng phát triển, cam kết đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là những điều nông dân ở xã nông thôn mới Liên Vũ (Lạc Sơn) đang hướng đến để phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Thành phố Hòa Bình: Phát triển gần 1.000 lồng nuôi cá trên hồ sông Đà

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản của tỉnh và phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện Hòa Bình, những năm qua, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đã tuyên truyền, vận động nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển nuôi cá lồng trên sông Đà và có chính sách hỗ trợ các hộ nuôi theo quy định. Nhờ đó, nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng trên phát triển khá.

Huyện Kỳ Sơn phát triển hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Sau 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, diện mạo nông thôn của huyện Kỳ Sơn đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, huyện tập trung tối đa nguồn lực phát triển giao thông nông thôn (GTNT), coi đây là tiền đề xây dựng NTM. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 5/9 xã đạt chuẩn NTM.

Huyện Lạc Thủy mở hướng phát triển kinh tế trang trại

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, huyện Lạc Thủy có diện tích đất nông nghiệp trên 5.450 ha (chiếm 18,6% tổng diện tích của huyện), đất lâm nghiệp có rừng trên 12.760 ha (chiếm 43,51%). Kết quả phân tích định lượng cho thấy, lớp đất ở Lạc Thuỷ có độ phì khá, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Cùng với đó, Lạc Thủy được đánh giá là địa phương có tiềm năng về khí hậu, lao động, đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để huyện chỉ đạo, định hướng người dân đầu tư phát triển kinh tế trạng trại.

Hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

(HBĐT) - Ngày 29/3, Cục QLTT phối hợp với Hiệp Hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả. Tham dự có các đội QLTT, toàn thể công chức thuộc Cục, đại biểu các sở, ngành: Công Thương, KH & CN, NN & PTNT.

Đoàn Kết đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 27/3,  tại nhà văn hóa xã Đoàn Kết, UBND huyện Yên Thủy tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Đoàn Kết đạt chuẩn NTM năm 2018. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục