(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của huyện Lạc Thủy là phát triển vùng nguyên liệu chè. Chè Lạc Thủy có nguồn gốc từ chè Sông Bôi, người dân trồng cách đây vài chục năm, cho thu nhập ổn định. Từ chủ trương của Huyện ủy, hiện tại, huyện đang khôi phục lại vùng chè, nâng cao chất lượng cây chè với mong muốn đây là sản phẩm chủ lực của huyện.


Anh Dương Ngọc Chức, Giám đốc HTX Dương Nam (đứng giữa) cùng cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy và người dân xã Phú Thành trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo thống kê, toàn huyện Lạc Thủy hiện có tổng diện tích chè 250 ha, trong đó chè cao sản 170 ha. Chè được trồng tập trung ở các xã: Phú Thành, Phú Lão, Cố Nghĩa, Đồng Tâm... Phương thức canh tác nhiều năm trở lại đây có bước chuyển biến đáng kể. Người dân chú trọng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, đầu tư thâm canh, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất ngày càng tăng. Hiện nay, trồng chè giảm được nhiều công lao động và chi phí sản xuất do chủ yếu sử dụng máy móc từ khâu làm đất, cắt tỉa, phun thuốc, tưới tự động và máy thu hái.

Đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Thủy cho biết: Nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa mục tiêu phát triển KT - XH, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, huyện Lạc Thủy tiếp tục tập trung khôi phục một số loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp mà điểm nhấn là cây chè. Huyện ủy có định hướng trong năm nay sẽ ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng chè trên cơ sở của Công ty TNHH MTV Sông Bôi. Đây là vùng đã và đang phát triển mang lại nguồn thu tương đối ổn định. Hàng năm, bình quân thu nhập từ 200 - 240 triệu đồng/ha. Việc ban hành, triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề nhằm khôi phục và xây dựng thương hiệu chè Lạc Thủy để tiến xa, tiến mạnh hơn nữa tới thị trường trong nước và quốc tế.

Giám đốc HTX Dương Ngọc Chức chia sẻ: HTX có tổng diện tích khoảng 13 ha, chủ yếu trồng cây ăn quả và một phần diện tích chè. Cây chè đầu tư không nhiều như cây có múi nhưng thời gian khai thác lâu. Nói là cây làm giàu thì chưa dám khẳng định nhưng chắc chắn đây là cây trồng giúp người dân giảm nghèo. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường thì bắt buộc phải làm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm. HTX có thị trường ổn định tại Hà Nội, bình quân mỗi tháng cung cấp từ 20-30 kg chè khô, trong dịp Tết thường không có sản phẩm để bán. Huyện có chủ trương xây dựng thương hiệu chè Lạc Thủy là mong muốn từ lâu của bà con. 

Với hơn 1 ha chè, gia đình ông Nguyễn Văn Hoà ở đội 7, Nông trường Sông Bôi luôn chú trọng sản xuất đảm bảo ATTP. Ông Hòa cho biết: Diện tích chè được trồng từ năm 2006. Gia đình chỉ bón phân hữu cơ, phân vi sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chủ yếu lấy của Nông trường. Thời gian thu hái theo đúng quy trình, chu kỳ cách ly. Bình quân gia đình thu được 2 tấn chè tươi/lứa, mỗi lứa cách nhau 40 - 45 ngày. Chè tươi bán được trên 20.000 đồng/ kg, chè khô ra thị trường có giá 130.000 đồng/kg. Khi xây dựng được thương hiệu thì chắc chắn thị trường tiêu thụ mở rộng, giá thành sản phẩm nâng cao, sẽ thu lợi cho người dân. 

Theo điều tra, đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy, cây chè đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Hiện nay, cùng với chè và một số sản phẩm chủ lực khác, huyện hướng tới sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. "Một trong những sản phẩm huyện đang xây dựng thương hiệu và thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là đối với chè Lạc Thủy. Để làm được việc này, Phòng NN&PTNT huyện tham mưu đầu tư, hướng dẫn nhân dân thực hiện quy trình sản xuất chè an toàn, quy hoạch vùng chè VietGAP, trên cơ sở đó hoàn thiện hồ sơ để xây dựng thương hiệu cũng như sản phẩm OCOP. Theo kế hoạch, lộ trình xây dựng thương hiệu chè Lạc Thủy được tiến hành thực hiện từ năm 2019 và dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2020” -  Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN& PTNT huyện Lạc Thủy khẳng định. 

Hoàng Nga


Các tin khác


Xã Hạ Bì khởi động xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Đầu năm 2019, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hạ Bì hân hoan đón nhận danh hiệu "Xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018”. Đây là cột mốc tự hào của địa phương sau 8 năm vượt khó để xây dựng NTM thành công trên nhiều phương diện.

Thị trấn Bo tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành nghề

(HBĐT) - Những năm gần đây, Đảng ủy, UBND thị trấn Bo tập trung lãnh đạo, tạo mọi điều kiện cho các ngành nghề ở địa phương phát triển. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), thương mại không ngừng phát triển, đời sống người dân được nâng cao.

Có 350 hộ tham gia sản xuất cam theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, huyện Cao Phong đã mở rộng phạm vi dự án hỗ trợ sản xuất tiêu thụ cam theo hướng nâng cao chứng nhận chất lượng và quản lý thương hiệu năm 2018 - 2019.

Dự kiến dồn điền, đổi thửa 50 ha trong năm 2019

(HBĐT) - UBND huyện Đà Bắc vừa ban hành Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT) trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, dự kiến ngay trong năm 2019 sẽ triển khai thực hiện DĐ, ĐT tại 5 xã Tu Lý, Hào Lý, Mường Chiềng, Đồng Chum và Tân Pheo, với quy mô 10ha/xã, tổng diện tích là 50 ha.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I ước đạt 7.933 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I năm 2019 đạt 7.933 tỷ đồng, thực hiện 25,06% kế hoạch năm, tăng 19,47% so với cùng kỳ.

Hiệu quả hoạt động liên kết đối tác sản xuất Dự án giảm nghèo

(HBĐT) - Nông dân các xã vùng Dự án giảm nghèo của huyện Yên Thủy như Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đa Phúc, Hữu Lợi đã thực hiện liên tiếp 5 vụ trồng mía liên kết đối tác sản xuất đem lại kết quả thành công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục