(HBĐT) - Điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, nhưng nông nghiệp của huyện Đà Bắc đang vượt khó và trên đà khởi sắc. Huyện từng bước phát triển các chuỗi giá trị, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho những sản phẩm thế mạnh.


Đặc sản cá sông Đà của HTX Hiền Lương (Đà Bắc) được doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.

Đứng đầu toàn tỉnh về nuôi cá lồng với số lượng lên đến gần 2.000 lồng nuôi, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1.300 tấn, huyện đã tận dụng lợi thế sẵn có của vùng hồ sông Đà để đưa ngành thủy sản phát triển, đảm bảo nguồn thu nhập cho người dân ở các vùng sông nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, sự đầu tư của một số chương trình, dự án, nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Chủng loại cá đa dạng từ các loại cá đặc sản như chiên, nheo, ngạnh, tầm, dầm xanh đến các loài cá thông thường như trắm cỏ, rô phi, trê lai... Số lồng cá tập trung nhiều ở các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Đồng Ruộng.

Một thế mạnh khác không thể không nhắc tới trong ngành chăn nuôi tại địa phương là chăn nuôi lợn bản địa. Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu, đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, năm 2015, đàn lợn bản địa của tỉnh có khoảng trên 16.000 con, riêng đàn lợn bản địa của huyện Đà Bắc đã chiếm tới trên 50% tổng đàn. Đây là cơ sở để cùng thời điểm đó, với sự hỗ trợ của tổ chức Jica - Nhật Bản, Dự án "Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học” được triển khai trên địa bàn. Dự án nhằm bảo tồn nguồn gen quý, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao đời sống của người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có thêm các nông sản triển vọng, nổi tiếng khác đang được thị trường ưa chuộng như: gạo J02, rau sạch, miến dong, rượu ngô, khoai sọ... Theo đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, trong mấy năm trở lại đây, thực hiện chương trình ưu tiên trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, huyện đã triển khai nhiều mô hình chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện khí hậu, tập trung theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Riêng năm 2018 đã thực hiện 7 mô hình phát triển sản xuất gồm mô hình cải tạo đất trồng lúa bị thoái hóa, bạc màu tại xã Mường Chiềng, mô hình trồng nghệ đỏ cao sản tại xã Hào Lý, mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới đơn giản và mô hình chăn nuôi gà dược liệu tại thị trấn Đà Bắc, mô hình trồng và thâm canh cây ngô lai giống P4554, P4311 tại 2 xã Toàn Sơn, Cao Sơn, mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh tại xã Giáp Đắt.

Các chương trình, dự án đã tiếp sức để nông nghiệp địa phương có những bước chuyển quan trọng, các liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hình thành, một số thương hiệu sản phẩm của huyện được hỗ trợ xây dựng và xúc tiến thương mại. Từ năm 2015, tổ chức Jica đã phối hợp với Sở NN & PTNT, phòng NN & PTNT huyện xây dựng mô hình tổ hợp tác chăn nuôi lợn bản địa. Đến nay, với sự hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật, hỗ trợ nguồn lực, con giống và xúc tiến thương mại, từ 6 tổ hợp tác ở các xã đã thành lập được 1 HTX sản xuất và tiêu thụ lợn bản địa Đà Bắc với số lượng 90 thành viên. HTX cũng có nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định tại Hà Nội khoảng 30 con lợn/tuần. Với cá sông Đà, chuỗi giá trị được tạo dựng trong 2 năm 2017 - 2018 do Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản hỗ trợ đã mang lại kết quả đáng mừng. Trên cơ sở liên kết giữa HTX, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp thu mua, đặc sản cá vùng hồ sông Đà trên địa bàn huyện đã được tiêu thụ tốt tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đơn cử có Công ty Thủy sản Hưng Nguyên, Công ty CP đầu tư và phát triển du lịch VCR đang tổ chức thu mua ổn định cho hai xã Vầy Nưa, Tiền Phong; Công ty Thủy sản Hải Đăng, Công ty TNHH Cường Thịnh đưa sản phẩm của HTX Hiền Lương đi tiêu thụ tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng đặc sản ở Hà Nội...      

Hiện nay, huyện Đà Bắc đang triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thúc đẩy xây dựng thương hiệu nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lợn bản địa và gạo J02 Đà Bắc trong năm 2019 - 2020. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi, thu hút các chương trình, dự án, các doanh nghiệp đầu tư và liên kết sản xuất trong nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của nhân dân tại địa phương.

Bùi Minh


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục