(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Yên Thủy 11 km, xã Lạc Lương thuộc vùng 135, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính do địa bàn chủ yếu là núi đá, sản xuất nông nghiệp manh mún, phụ thuộc vào thiên nhiên; địa phương chưa xác định được các mô hình kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao; trên địa bàn không có công ty, xí nghiệp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chính vì vậy, theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân toàn xã đạt 20,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến 60,03%.


HTX Yên Tân, xóm Yên Tân (Lạc Lương) phát triển nghề nuôi ong lấy mật, tổng doanh thu năm 2018 
đạt 1,5 tỷ đồng.

Đồng chí Bùi Văn Bày, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Lương cho biết: "Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, kinh doanh DV - TM. Theo thống kê năm 2018, trên địa bàn hiện có 1 HTX, 1 tổ hợp tác nuôi ong lấy mật thu hút gần 50 hộ tham gia phát triển mô hình. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 19 ha. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên 31.000 con, trong đó đàn gia cầm chiếm 90%. Toàn xã có 148 hộ phát triển DV - TM, TTCN, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 16 tỷ đồng. 

Chúng tôi có mặt tại HTX Yên Tân (xóm Yên Tân) thăm quan mô hình nuôi ong lấy mật. Qua tìm hiểu được biết, HTX Yên Tân được thành lập từ năm 2014 với 9 thành viên. Đến nay, HTX được mở rộng với 14 thành viên, tổng số trên 700 đàn ong. Để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, HTX không ngừng nâng cao kỹ thuật, đầu tư mua sắm máy móc áp dụng vào quá trình chăm sóc, thu mật. Theo thống kê năm 2018, HTX Yên Tân bán ra thị trường 10.000 lít mật với giá ổn định 150.000 đồng/lít. Tổng doanh thu đạt 1,5 tỷ đồng, chi phí sản xuất ước tính khoảng 30%. 

Ông Quách Tất Vở, Giám đốc HTX Yên Tân cho biết: "Tận dụng lợi thế về diện tích đồi rừng lớn, nguồn thực vật phong phú và đa dạng, HTX Yên Tân phát triển nghề nuôi ong lấy mật hiệu quả và đem lại thu nhập khá. Trung bình mỗi năm, các thành viên HTX thu về lợi nhuận từ 60 - 80 triệu đồng. So với các mô hình kinh tế khác trên địa bàn, nghề nuôi ông lấy mật dễ làm, ít rủi ro và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong thời gian tới, HTX tiếp tục phát triển hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, từng bước khẳng định chất lượng và xây dựng thượng hiệu mật ong Yên Tân trên thị trường cả nước. 

Nhằm quan tâm, giúp đỡ các hộ phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chuyển giao KHKT; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Hàng năm, xã phối hợp tổ chức từ 2- 3 lớp dạy nghề hàn xì, may mặc thu hút đông đảo hội viên tham gia. Trước đó, Dự án giảm nghèo (giai đoạn 2012- 2018) đã hỗ trợ các nhóm sinh kế nuôi ong, lợn sinh sản, dê, trồng bí xanh… Bên cạnh đó, xã đã nhận ủy với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất với tổng dư nợ đạt 75 tỷ đồng. 

"Trong thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tìm tòi phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời, mong muốn các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục quan tâm, hỗ trợ người dân phát huy hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật. Tạo mối liên kết với công ty, doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương"- đồng chí Bùi Văn Bày, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ. 

Đức Anh 


Các tin khác


Khởi động xây dựng thương hiệu chè Lạc Thủy

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của huyện Lạc Thủy là phát triển vùng nguyên liệu chè. Chè Lạc Thủy có nguồn gốc từ chè Sông Bôi, người dân trồng cách đây vài chục năm, cho thu nhập ổn định. Từ chủ trương của Huyện ủy, hiện tại, huyện đang khôi phục lại vùng chè, nâng cao chất lượng cây chè với mong muốn đây là sản phẩm chủ lực của huyện.

Xã Mãn Đức phát triển trồng cây có múi

(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên, lợi thế của địa phương, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã Mãn Đức (Tân Lạc) đã tập trung chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, đa dạng theo hướng chuyên canh, từng bước ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Trong đó, cây có múi đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân nơi đây.

Cán bộ, nhân dân huyện Kim Bôi phát huy truyền thống anh hùng, đồng tâm, hợp sức xây dựng quê hương giàu đẹp

Bùi Văn Dùm 
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi 

(HBĐT) - Ngày 15/4/1959, Chính phủ ban hành Nghị định số 153/NĐ-CP, tách huyện Lương Sơn thành hai huyện: Kim Bôi và Lương Sơn. Ngày 17/4/1959, huyện Kim Bôi chính thức được thành lập. Huyện có vị trí chiến lược quan trọng về KT - XH, QP - AN. Nhân dân có truyền thống đoàn kết, yêu nước và kiên cường cách mạng.

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

(HBĐT) - Những năm qua, từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cơ sở hạ tầng, diện mạo những vùng khó khăn trên địa bàn huyện Kim Bôi ngày càng cải thiện.

Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Xác định kinh tế nông nghiệp là trụ đỡ, đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển KT - XH, những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi đã lãnh đạo, điều hành địa phương khai thác tiềm năng, thế mạnh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Xã Hạ Bì khởi động xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Đầu năm 2019, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hạ Bì hân hoan đón nhận danh hiệu "Xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018”. Đây là cột mốc tự hào của địa phương sau 8 năm vượt khó để xây dựng NTM thành công trên nhiều phương diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục