(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tính đến cuối quý I/2019, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt gần 21.000 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 8.467 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,4%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 12.499 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,6%/tổng dư nợ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh tỉnh Hòa Bình - kênh tín dụng đáp ứng nhu cầu cho vay phát triển sản xuất địa phương.
Xét theo dư nợ cho vay các chương trình tín dụng: Cho vay nông nghiệp, nông thôn 12.949 tỷ đồng, chiếm 61,8%/tổng dư nợ; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 4.287 tỷ đồng, chiếm 20,4% tổng dư nợ; cho vay công nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng và cho vay xuất khẩu 22 tỷ đồng. Riêng dư nợ cho vay các đối tượng ưu đãi và chính sách xã hội đạt 2.917 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,9%/ tổng dư nợ.
H.T
(HBĐT) - Điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, nhưng nông nghiệp của huyện Đà Bắc đang vượt khó và trên đà khởi sắc. Huyện từng bước phát triển các chuỗi giá trị, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho những sản phẩm thế mạnh.
(HBĐT) - Quý I/2019, hoạt động sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện Lạc Sơn tương đối ổn định. Các ngành chức năng đã tiến hành theo dõi, nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chuyển đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất mới để hỗ trợ kinh phí khuyến công năm 2019.
(HBĐT) - Trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh ước có 100 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.000 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số lượng DN cấp mới tăng 11,12%, số vốn đăng ký tăng 20%.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của huyện Lạc Thủy là phát triển vùng nguyên liệu chè. Chè Lạc Thủy có nguồn gốc từ chè Sông Bôi, người dân trồng cách đây vài chục năm, cho thu nhập ổn định. Từ chủ trương của Huyện ủy, hiện tại, huyện đang khôi phục lại vùng chè, nâng cao chất lượng cây chè với mong muốn đây là sản phẩm chủ lực của huyện.
(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên, lợi thế của địa phương, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã Mãn Đức (Tân Lạc) đã tập trung chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, đa dạng theo hướng chuyên canh, từng bước ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Trong đó, cây có múi đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân nơi đây.
Bùi Văn Dùm
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi
(HBĐT) - Ngày 15/4/1959, Chính phủ ban hành Nghị định số 153/NĐ-CP, tách huyện Lương Sơn thành hai huyện: Kim Bôi và Lương Sơn. Ngày 17/4/1959, huyện Kim Bôi chính thức được thành lập. Huyện có vị trí chiến lược quan trọng về KT - XH, QP - AN. Nhân dân có truyền thống đoàn kết, yêu nước và kiên cường cách mạng.