(HBĐT) - Những năm qua, huyện Kim Bôi dành nhiều quan tâm thực hiện tiêu chí số 13 về hình thức sản xuất, trong đó, chú trọng xây dựng các hợp tác xã (HTX) hoạt động theo hình thức liên kết. Đến nay, trên địa bàn huyện có 21 HTX, 15 trang trại, 1 nông trại.
HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi thực hiện trồng dưa chuột nhật theo chuỗi liên kết với Công ty TNHH Paciffic có hiệu quả.
Trong đó, 11 HTX hoạt động theo hình thức liên kết với doanh nghiệp (HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mỵ Hòa, HTX Nông nghiệp xanh Kim Bôi, HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Bì...); 2 HTX xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là HTX Nông nghiệp và Thương mại Mường Động (147 ha cây ăn quả có múi); HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy (34 ha nhãn tại xã Sơn Thủy); 1 HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Hợp Kim (quy mô 600 - 800 con) đạt tiêu chuẩn VietGAP; 1 trang trại lâm nghiệp quy mô 120 ha; 2 trang trại trồng trọt (trồng cây ăn quả) quy mô 4,7 ha; 4 trang trại chăn nuôi quy mô từ 400 - 600 con/trang trại (tại các xã: Hùng Tiến, Kim Bình, Kim Truy, Nam Thượng); 6 trang trại tổng hợp quy mô 63,2 ha; 1 trang trại tại xã Vĩnh Tiến (Nông trại hữu cơ Linh Dũng) đạt tiêu chuẩn hữu cơ (chuyên cây có múi).
Qua đánh giá, các hình thức sản xuất trên địa bàn huyện Kim Bôi hoạt động có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho nhân dân.
Đ.T
(HBĐT) - Trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh ước có 100 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.000 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số lượng DN cấp mới tăng 11,12%, số vốn đăng ký tăng 20%.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của huyện Lạc Thủy là phát triển vùng nguyên liệu chè. Chè Lạc Thủy có nguồn gốc từ chè Sông Bôi, người dân trồng cách đây vài chục năm, cho thu nhập ổn định. Từ chủ trương của Huyện ủy, hiện tại, huyện đang khôi phục lại vùng chè, nâng cao chất lượng cây chè với mong muốn đây là sản phẩm chủ lực của huyện.
(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên, lợi thế của địa phương, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã Mãn Đức (Tân Lạc) đã tập trung chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, đa dạng theo hướng chuyên canh, từng bước ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Trong đó, cây có múi đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân nơi đây.
Bùi Văn Dùm
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi
(HBĐT) - Ngày 15/4/1959, Chính phủ ban hành Nghị định số 153/NĐ-CP, tách huyện Lương Sơn thành hai huyện: Kim Bôi và Lương Sơn. Ngày 17/4/1959, huyện Kim Bôi chính thức được thành lập. Huyện có vị trí chiến lược quan trọng về KT - XH, QP - AN. Nhân dân có truyền thống đoàn kết, yêu nước và kiên cường cách mạng.
(HBĐT) - Những năm qua, từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cơ sở hạ tầng, diện mạo những vùng khó khăn trên địa bàn huyện Kim Bôi ngày càng cải thiện.
(HBĐT) - Xác định kinh tế nông nghiệp là trụ đỡ, đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển KT - XH, những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi đã lãnh đạo, điều hành địa phương khai thác tiềm năng, thế mạnh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.