(HBĐT) -  UBND huyện Lạc Sơn vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu và vụ đông năm 2019, đánh giá kết quả dồn điền, đổi thửa 6 tháng đầu năm 2019.


Toàn cảnh hội nghị. 

Vụ xuân năm 2019, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động chỉ đạo, định hướng bà con nông dân gieo trồng các loại cây trồng trong khung thời vụ tốt nhất theo kế hoạch đề ra. Kết quả, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân đạt 10.975,2 ha, bằng 100,7% kế hoạch. Trong đó: cây lúa 3.761 ha, năng suất ước đạt 57 tạ/ha, sản lượng ước đạt 21.437,7 tấn; ngô 2.098,8 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 8.219 tấn; sắn 1.702,5 ha; mía 1.653 ha; rau các loại 703,7 ha… Tổng diện tích chuyển đổi từ đất lúa 559,33 ha; cây ăn quả có múi tổng diện tích 700 ha; thực hiện cải tạo vườn tạp 107,4 ha…

Vụ mùa, hè thu 2019, huyện Lạc Sơn phấn đấu gieo trồng cây hàng năm đạt 8.210 ha, trong đó: lúa 5.300 ha, ngô 1.500 ha, khoai lang 400 ha, rau các loại 550 ha, đậu các loại 150 ha, lạc 150 ha, cây hàng năm khác 160 ha. Vụ đông 2019 - 2020, toàn huyện phấn đấu trồng từ 2.500 ha, tập trung vào một số cây chủ yếu như: ngô 1.200 ha; khoai lang 300 ha; đậu tương 50 ha; lạc 50 ha và cây hàng năm khác 150 ha…

Hội nghị cũng đánh giá kết quả dồn điền, đổi thửa 6 tháng đầu năm 2019. Đến nay, tổng diện tích đất lúa đã dồn điền, đổi thửa đạt 129,85 ha; diện tích đất màu đã dồn đổi 34,6ha. Đến tháng 9/2018, 28/28 xã thành lập Ban chỉ đạo Dồn điền, đổi thửa. Kinh phí ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2019 là 139,830 triệu đồng.

Theo kế hoạch, 6 tháng cuối năm 2019, Ban chỉ đạo huyện tổ chức rút kinh nghiệm tại các xóm thực hiện điểm, chỉnh sửa các phương án dồn điền đổi thửa phù hợp; tiếp tục chỉ đạo thực hiện dồn điền, đổi thửa thêm các xóm, xã còn lại; mỗi xã thực hiện diện tích dồn, đổi từ 1 – 2 xóm; các xã thực hiện làm điểm của huyện (Tân Mỹ, Xuất Hóa, Yên Phú, Liên Vũ) thực hiện đạt 30 - 50% số xóm; tiếp tục thực hiện các khu cánh đồng để thực hiện các phương án theo 3 hình thức: "Dồn điền, đổi thửa”; "Dồn điền nhưng không đổi thửa”; "Đổi thửa nhưng không dồn điền”. 


                                                                    Đỗ Hương (Huyện Đoàn Lạc Sơn)

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hợp tác xã điện năng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hộ dân khốn đốn vì thiếu điện

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thủy có 3 HTX hoạt động quản lý, kinh doanh bán lẻ điện nông thôn. Theo đánh giá của UBND huyện, lưới điện HTX quản lý đều là lưới điện hạ áp do Dự án Re II đầu tư và đang trong thời gian trả nợ vốn vay của HTX nên việc đầu tư cải tạo hạn chế, một số khu vực, đường dây 0,4 kV kéo dài chưa được đầu tư đồng bộ. Vì thế, công suất, chất lượng điện không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là trong mùa nắng nóng. 

Khai mạc Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 6-6, tại tỉnh Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức khai mạc Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc chấp hành pháp luật của các dự án đô thị mới, đô thị sinh thái trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 6/6, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Văn Đức, UVTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại Sở Xây dựng về tình hình chấp hành pháp luật của các dự án đầu tư xây dựng đô thị mới, đô thị sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Sở NN&PTNT tập huấn phòng trừ sâu keo mùa thu

(HBĐT) - Ngày 6/6, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn biện pháp phòng, chống tổng hợp sâu keo mùa thu. Tham gia tập huấn có gần 100 đại biểu thuộc các đoàn thể của tỉnh; đại diện Phòng NN&PTNT, Trạm KNKL các huyện, thành phố và đại diện các xã, xóm có diện tích ngô bị sâu keo mùa thu gây hại mạnh trong sản xuất vụ xuân năm 2019.

Xã Đa Phúc mở rộng diện tích trồng cà gai leo

(HBĐT) - Với nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chống oxy hóa, phong tê thấp, xương khớp..., cây cà gai leo được người dân xã Đa Phúc (Yên Thủy) trồng nhiều năm nay như một vị thuốc quý, đồng thời cũng là nguồn thu nhập của nhiều gia đình. Tiếp tục khẳng định là sản phẩm uy tín trên thị trường, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân mở rộng diện tích trồng cà gai leo, áp dụng KH-KT, xây dựng cơ sở chế biến nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Chế tạo máy làm cát nhân tạo để chống “cát tặc”

Đã từng có thời gian khai thác cát cả chính quy và "vận dụng", chứng kiến nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, thay đổi dòng chảy, sạt lở "bờ xôi ruộng mật" của người dân, ông Trần Văn Đô (trú khu 5, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã tự nghiên cứu, chế tạo máy làm cát nhân tạo với mong muốn trả lại bình yên cho dòng sông, cũng như chống lại nạn "cát tặc”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục