(HBĐT) - Với những cách làm hay, hiệu quả, có sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, xã NTM Lâm Sơn (Lương Sơn) tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu. Để hiện thực hóa mục tiêu này, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó, chính quyền có vai trò kiến tạo, tổ chức thực hiện, người dân là chủ thể.



Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Xã hiện có 1.097 hộ với 4.379 nhân khẩu. Nằm ngay quốc lộ 6, xã có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các ngành nghề dịch vụ, phụ trợ. Xác định xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, sau khi đạt chuẩn NTM năm 2016, xã Lâm Sơn không ngừng nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Một trong những điểm nổi bật của Lâm Sơn trong quá trình thực hiện bộ tiêu chí NTM nâng cao, là địa phương không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn để phục vụ tốt hơn nhu cầu về nhiều mặt cho người dân. Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, Lâm Sơn chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, tập trung vào những cây trồng, vật nuôi chủ lực, làng nghề truyền thống sản xuất gỗ lũa để không ngừng cải thiện nguồn thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn Đinh Thái Ngọc cho biết: Sau gần 2 năm triển khai thực hiện bộ tiêu chí xã NTM nâng cao đã tạo sự đồng thuận cao của người dân. Hệ thống chính trị có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức, hành động, tư duy, cách làm..., có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình KT-XH. 2 năm qua, xã đã huy động được 36.297 triệu đồng để xây dựng NTM nâng cao, phần lớn là nguồn lực huy động từ Nhân dân với 31.423 triệu đồng, chiếm 86,57%. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất của xã đạt trên 300 tỷ đồng. Trong đó, công nghiệp, TTCN, xây dựng trên 90 tỷ đồng; thương mại, dịch vụ gần 159 tỷ đồng; nông, lâm nghiệp trên 60 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đạt 43,5 triệu đồng/người/năm. Toàn xã hiện chỉ còn 4 hộ nghèo, chiếm 0,36%. Tỷ lệ nhà kiên cố đạt gần 90%. 

Đến nay, 100% tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa; cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa xã, trạm y tế, khu trung tâm được hoàn thiện, hệ thống điện lưới đảm bảo, môi trường, cảnh quan xanh sạch đẹp, tình hình ANTT - ATXH được giữ vững. Xã đã thành lập được 2 HTX hoạt động hiệu quả, gồm HTX Nông nghiệp trồng cây có múi quy mô 34 ha và HTX nuôi ong mật. Xã có 3 vườn mẫu đã được công nhận. Năm 2019, Lâm Sơn được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đây chính là thành quả của sự đoàn kết, đồng sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong xã.

Để giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM, thời gian qua, xã Lâm Sơn nỗ lực triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu theo phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Với những bước đi vững chắc và cách làm phù hợp trong xây dựng NTM, những kết quả đã đạt được là tiền đề quan trọng để Lâm Sơn tiếp tục xây dựng xã NTM kiểu mẫu của Lương Sơn. Với mục tiêu ấy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân xã Lâm Sơn đang nỗ lực hết mình để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra.


Hải Linh


Các tin khác


Tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) thị trấn Cao Phong (Cao Phong) luôn tiên phong, gương mẫu phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Năm 2019, thu nhập bình quân CCB đạt 70 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 70%, 36 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Toàn Hội chỉ còn 3 hộ nghèo và cận nghèo.

Kích cầu tiêu dùng từ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(HBĐT) - Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai thực hiện hơn 10 năm qua và đạt những kết quả quan trọng. Qua đó, từng bước làm thay đổi nhận thức của cán bộ, Nhân dân về tiêu dùng hàng Việt, góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc.

4 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 178,679 triệu USD

Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn phức tạp trên thế giới đã tác động lớn đến lĩnh vực xuất, nhập khẩu của tỉnh ta. Trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,723 triệu USD; lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 178,679 triệu USD, giảm 5,45% so với tháng trước, giảm 23,47% so với cùng kỳ, thực hiện 17,31% kế hoạch năm.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện chú trọng đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao nhận thức, tạo sự vào cuộc tích cực, chủ động, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đồng thời khai thác, tận dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Ngày 7/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị họp đánh giá tiến độ thực hiện Hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đứt gãy chuỗi cung ứng, 2.000 lồng cá gặp trở ngại đầu ra

(HBĐT) - Lâu nay, nguồn sinh kế ổn định của hàng nghìn hộ dân huyện Đà Bắc có được từ nghề nuôi cá lồng đặc sản vùng hồ. Tuy nhiên, do tác động tình hình dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng thị trường bị đứt gãy, người nuôi cá lồng vùng hồ đang gặp khó về đầu ra. Theo đồng chí Bùi Thị Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện, có trên 2.000 lồng nuôi cá bị ảnh hưởng thuộc các xã: Hiền Lương, Tiền Phong, Vầy Nưa, Nánh Nghê, Toàn Sơn, Yên Hòa...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục