Hơn 30 năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đến nay vẫn chưa có đại diện nào của EU lọt vào tốp 10 quốc gia có đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được kỳ vọng sẽ là cú huých để Việt Nam đón sóng đầu tư lớn từ châu Âu ngay tại thời điểm dòng vốn FDI dịch chuyển sau đại dịch Covid-19.



Lễ ký kết EVFTA và EVIPA tại Hà Nội vào ngày 30-6-2019.

Chờ dòng vốn chất lượng cao

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH và ĐT) Nguyễn Chí Dũng, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) cùng với EVIPA sẽ tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông - Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN cũng như trên trường quốc tế. Thực hiện cam kết theo EVIPA sẽ là động lực thúc đẩy Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, bình đẳng, an toàn, minh bạch, thân thiện hơn đối với nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc thực thi hiệp định sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực EU có tiềm năng và thế mạnh như công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng… Đầu tư từ EU trong các lĩnh vực này có thể hỗ trợ phát triển kinh tế trong nước. Thông qua liên kết sản xuất với doanh nghiệp có vốn đầu tư của EU, doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ có cơ hội tham gia chuỗi giá trị, cung ứng của EU và toàn cầu, được chuyển giao công nghệ, kỹ năng, qua đó nhận được tác động lan tỏa về công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Đáng chú ý, trong bối cảnh nhiều quốc gia và nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đang có xu hướng chuyển hướng đầu tư, giảm sự lệ thuộc vào một thị trường, EVIPA sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, hạn chế việc suy giảm nguồn vốn FDI theo xu hướng chung của thế giới.

Hiện nay vẫn chưa tính được con số chính xác về vốn FDI tăng thêm khi thực thi EVFTA và EVIPA vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, các cam kết rộng và sâu về đầu tư của hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU. Cùng với đó, những cam kết về thuận lợi hóa đầu tư và mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới. Về chất lượng đầu tư, với Hiệp định EVFTA, đầu tư từ các đối tác có nguồn gốc từ các nước phát triển sẽ tăng do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ cho các doanh nghiệp EU. Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Chủ động tham gia sân chơi lớn

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2019, các DN EU có 2.375 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 25 tỷ USD, chiếm gần 8% số dự án của cả nước và chiếm hơn 7% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước. Trong đó, đứng đầu là Hà Lan, Anh và Pháp. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Các dự án đầu tư của EU có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và các nước EU. Dòng vốn FDI từ các nước EU vào Việt Nam cũng tăng trưởng thấp qua các năm và chưa có đột biến. Điều này cho thấy các DN đến từ EU còn khá dè dặt với môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, việc Việt Nam và EU ký kết, phê chuẩn EVFTA và EVIPA đã khẳng định niềm tin lớn của họ vào môi trường đầu tư Việt Nam ở giai đoạn mới và cũng thể hiện cam kết Việt Nam sẽ tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, hiệu quả hơn nữa cho việc bảo hộ hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư đến từ EU. Đặc biệt, việc Quốc hội phê chuẩn đồng thời cả EVFTA và EVIPA sẽ góp phần củng cố niềm tin của các DN vào quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục đẩy mạnh tiến trình đổi mới, hội nhập, cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Nicolas Audier khẳng định, với việc phê chuẩn EVFTA và EVIPA, các DN châu Âu mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với EU. Hiệp định mang tính lịch sử này sẽ kích thích hoạt động thương mại của Việt Nam với thị trường tiêu dùng lớn ở châu Âu, tăng cường vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng quốc tế và thu hút nhiều nguồn đầu tư mới.

Viện trưởng Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành cho rằng, thế giới đang thay đổi nhanh và ngày càng khó đoán định. Dòng đầu tư đang dịch chuyển, nếu không chủ động, chúng ta sẽ không tận dụng được các cơ hội. Chính phủ quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt về thu hút FDI cho thấy sự chủ động, tăng tốc của Việt Nam trong hợp tác, thu hút FDI trong bối cảnh mới. Cùng với việc ký và phê chuẩn EVFTA và EVIPA, Việt Nam không chỉ "làm tổ đón đại bàng” mà đang chuyển sang một tâm thế mới. Đó là tâm thế chủ động tham gia sân chơi lớn, tìm cách chơi với những "người khổng lồ”, tự cải thiện chính mình để mời gọi họ vào hợp tác đầu tư thay vì ngồi chờ nhà đầu tư mang dự án đến.


Theo Nhandan

Các tin khác


Quy hoạch sử dụng đất - "chìa khóa" phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) các cấp được lập và phê duyệt để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của các địa phương theo chu kỳ thời gian cụ thể đã xác định. Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để việc quy hoạch, kế hoạch SDĐ dần tích hợp, thống nhất với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, xây dựng đô thị, xây dựng xã NTM, cũng như quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có SDĐ.

5 tháng, quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh đánh giá về tình hình KT-XH tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020, trong tháng 5, tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 200 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến tháng 5 đã quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án, trong đó có 16 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 3.911,2 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số vốn đăng ký 0,4 triệu USD.

Bí xanh rớt giá - nông dân xã Đú Sáng lo lắng

(HBĐT) - Nhiều năm nay, xã Đú Sáng (Kim Bôi) được biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với những cây trồng chủ lực như bí xanh, mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, câu chuyện "được mùa rớt giá, được giá mất mùa” không mới, nhưng đang xảy ra với người dân Đú Sáng. Không tiêu thụ được hàng hóa nông sản, giá nông sản thấp khiến người dân nơi đây chất chồng thêm những nỗi lo.

Tạo “sức bật” trên thị trường bất động sản

Nguồn cung nhà ở có xu hướng suy giảm, trong khi giá bán vẫn "neo” ở mức khá cao so với mặt bằng thu nhập của đa số người dân, thậm chí còn nhích nhẹ. Lượng giao dịch thành công giảm mạnh do tác động từ dịch Covid-19 vừa qua đã tạo thêm nhiều áp lực cho thị trường bất động sản (BÐS). Nhiều đơn vị bắt đầu tái khởi động sau dịch, "bung hàng” nhưng thực tế giao dịch còn nhỏ giọt.

Khai mạc Phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa tại xã Yên Trị

(HBĐT) - Tối 3/6, tại sân vận động xã Yên Trị, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Yên Thủy tổ chức khai mạc Phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa.

Nâng mức giảm trừ với người nộp thuế lên 11 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1-7-2020, mức giảm trừ với đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân tăng lên 11 triệu đồng/tháng, tương đương 132 triệu đồng/năm, tăng hai triệu đồng mỗi tháng so với quy định hiện hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục