(HBĐT) - Những năm qua, huyện Cao Phong quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (DN), góp phần cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư.



Người dân đến giao dịch tại bộ phận một cửa UBND xã Tây Phong (Cao Phong).

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện còn ít, hoạt động hiệu quả chưa cao, đóng góp vào ngân sách huyện hạn chế. Hội các doanh nghiệp của huyện mới được thành lập, việc hoạt động, kết nối liên kết của các doanh nghiệp, HTX còn gặp những khó khăn. Môi trường đầu tư kinh doanh của huyện chưa thực sự hấp dẫn, thông thoáng...

Từ thực tế đó, UBND huyện đã chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; niêm yết, công khai, minh bạch các TTHC mới ban hành tại bộ phận một cửa các cấp, cập nhật đầy đủ thông tin về TTHC trên wesite của huyện; đẩy mạnh cải cách TTHC có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Hàng năm, UBND huyện tổ chức các cuộc đối thoại, tiếp xúc với doanh nghiệp, HTX, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Đến nay, tại Văn phòng UBND huyện và 100% các xã, thị trấn đều thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, trong đó, quy định cụ thể các loại công việc được áp dụng giải quyết tại cấp huyện, cấp xã. Tại đây, tất cả các loại hồ sơ, TTHC đều được công khai, minh bạch về quy trình, thời gian giải quyết, phí, lệ phí, phiếu giao nhận, phiếu báo xử lý chậm. Đến hết tháng 5, toàn huyện đã tiếp nhận 378 hồ sơ, đã giải quyết trả kết quả 283 hồ sơ, đang giải quyết 95 hồ sơ.

Hiện, trên địa bàn huyện, một số dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: dự án nhà máy thủy điện Suối Tráng, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam, đền Bồng Lai… Bên cạnh đó, vẫn còn một số dự án triển khai thực hiện chậm tiến độ, như: dự án du lịch sinh thái Toàn Cầu, dự án đảo Ngọc tại xã Thung Nai, Nhà máy chế biến hoa quả Cao Phong, chợ nông sản, Trung tâm Dịch vụ thương mại Tây Phong…

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, huyện đã có những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại; tổ chức tuyên truyền, phổ biến về môi trường đầu tư kinh doanh trên trang thông tin điện tử của huyện, các chủ trương, giải pháp của tỉnh, huyện, về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đến các ngành, địa phương, doanh nghiệp để phối hợp thực hiện. Triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của UBND tỉnh. Làm tốt công tác cải cách TTHC, phát huy hiệu quả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện, nhằm giảm thiểu các TTHC, tạo điều kiện tốt nhất cho công dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp khi có nhu cầu giao dịch.

Ngoài ra, UBND huyện có các cơ chế phù hợp với quy định, như ưu đãi về đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng... để nhà đầu tư triển khai dự án đảm bảo tiến độ cam kết, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận bình đẳng, đầu tư, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng theo định hướng, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện; làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án, bàn giao đúng tiến độ, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Đồng thời, từng bước thực hiện đầu tư các công trình xây dựng nhằm hoàn chỉnh, đồng bộ cơ sở hạ tầng, góp phần thu hút đầu tư phát triển KT-XH địa phương.


Đinh Thắng


Các tin khác


Xây dựng thương hiệu "Bưởi Yên Thủy" - hướng tới thị trường bền vững 

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hòa Bình, có diện tích tự nhiên trên 28.000 ha; trong đó, diện tích đất trồng cây lâu năm hơn 1.000 ha. Xác định nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế của địa phương, những năm qua, huyện đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM. Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là việc trồng, nhân rộng diện tích cây có múi, trọng tâm là cây bưởi.

Sắc màu những miền quê tại huyện nông thôn mới

(HBĐT) - Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) tạo đột phá, làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện Lương Sơn. Giờ đây, Lương Sơn trù phú, bình yên; mỗi xóm, làng là một miền quê khởi sắc với cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Những người con xa quê, nay trở về không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của quê hương.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA

(HBĐT) - Sáng 5/6, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc "Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA". Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; đại diện các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

Quy hoạch sử dụng đất - "chìa khóa" phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) các cấp được lập và phê duyệt để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của các địa phương theo chu kỳ thời gian cụ thể đã xác định. Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để việc quy hoạch, kế hoạch SDĐ dần tích hợp, thống nhất với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, xây dựng đô thị, xây dựng xã NTM, cũng như quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có SDĐ.

5 tháng, quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh đánh giá về tình hình KT-XH tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020, trong tháng 5, tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 200 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến tháng 5 đã quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án, trong đó có 16 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 3.911,2 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số vốn đăng ký 0,4 triệu USD.

Bí xanh rớt giá - nông dân xã Đú Sáng lo lắng

(HBĐT) - Nhiều năm nay, xã Đú Sáng (Kim Bôi) được biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với những cây trồng chủ lực như bí xanh, mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, câu chuyện "được mùa rớt giá, được giá mất mùa” không mới, nhưng đang xảy ra với người dân Đú Sáng. Không tiêu thụ được hàng hóa nông sản, giá nông sản thấp khiến người dân nơi đây chất chồng thêm những nỗi lo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục