(HBĐT) - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM), những năm qua, tỉnh đã quy hoạch, ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề, đề án, chính sách phát triển sản phẩm lợi thế nhằm thúc đẩy sản xuất. Tỉnh đã rà soát, điều chỉnh, lập mới 9 quy hoạch phục vụ TCC ngành, ban hành 25 đề án phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm. Qua đó, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện, có giá trị gia tăng cao, từng bước thích ứng biến đổi khí hậu.


Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt, người dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) đầu tư trồng cam đảm bảo an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo chia sẻ của đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT, điểm nhấn trong sản xuất trồng trọt là tỉnh ưu tiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi, rau an toàn, mía ăn tươi. Tỉnh chỉ đạo quyết liệt việc sản xuất an toàn thực phẩm (ATTP). Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản đảm bảo ATTP được chú trọng triển khai. Trong tỉnh đã hình thành, mở rộng vùng sản xuất tập trung cây có múi ở các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng mía nguyên liệu ở Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; sản xuất rau hữu cơ, rau sạch ở Lương Sơn, Tân Lạc, Mai Châu…

Hiện, diện tích cây ăn quả có múi đạt 10,5 nghìn ha, trong đó, diện tích kinh doanh trên 6,6 nghìn ha, sản lượng ước đạt trên 12 vạn tấn. Toàn tỉnh có 14 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, VietGAP, hữu cơ, với tổng diện tích canh tác khoảng 271 ha. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện mô hình cánh đồng lớn có giá trị kinh tế cao tiếp tục được đẩy mạnh. Trong 3 năm (2017 - 2019) đã chuyển đổi trên 7.000 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Một số nơi hình thành mô hình liên kết có hiệu quả như trồng ớt xuất khẩu, liên kết sản xuất, tiêu thụ dưa chuột Nhật...

Đi đôi với trồng trọt, ngành chăn nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn, hình thức trang trại, gia trại tập trung, sử dụng giống năng suất cao, thay đổi phương thức chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo chuyển sang nuôi các loại gia súc, gia cầm phù hợp với lợi thế của địa phương và nhu cầu thị trường, nhất là thị trường Hà Nội, trong đó, tập trung phát triển 5 loại vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gà, dê. Đến hết quý I/2020, toàn tỉnh có 129 trang trại với 41 trang trại nuôi lợn nái và hậu bị; 71 trang trại nuôi gia cầm thương phẩm, giống và đẻ trứng; 14 trang trại chăn nuôi dê; 3 trang trại nuôi bò thịt, bò sinh sản.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, thực hiện TCC ngành nông nghiệp một cách đồng bộ gắn với XDNTM cũng được triển khai mạnh mẽ trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản. Theo đó, phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng diện tích trồng cây gỗ lớn, cây bản địa. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh, đã tăng tỷ trọng sản lượng nuôi lồng, kết hợp nuôi trồng trên các hồ thủy lợi. Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, như các loại cá: chiên, trắm đen, lăng, dầm xanh...

Đặc biệt, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Đã xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong và 10 nhãn hiệu tập thể: mía tím Hòa Bình, hạt dổi Lạc Sơn, quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy... Đồng thời xây dựng thành công 3 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá, tôm sông Đà, mật ong Hòa Bình. Đã triển khai và dán trên 2 triệu tem, hỗ trợ 242 nghìn tem điện tử truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, chuỗi cá sông Đà và rau hữu cơ Lương Sơn.

Từ đẩy mạnh TCC ngành nông nghiệp gắn với XDNTM, đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của cư dân nông thôn. Đến nay, có 97 xã đạt tiêu chí về thu nhập, 95 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 100% xã đạt tiêu chí về lao động có việc làm, 128 xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất.


Thu Hiền


Các tin khác


Triển vọng phát triển giống bò lai 3B

(HBĐT) - Với mục tiêu cải tạo đàn bò của tỉnh, mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc, năm 2018, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản bắt đầu thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của bò lai (bò đực BBB lai với bò cái lai Sind) nuôi tại tỉnh Hòa Bình’’. Đến nay, thế hệ F1 của giống bò lai thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế

(HBĐT) -Theo thống kê năm 2019, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Kim Bôi đã xây dựng, phát triển gần 600 trang trại, gia trại. Trong đó, 58 trang trại phát triển hiệu quả cho thu nhập từ 250 - 500 triệu đồng/năm. Qua đó, thu nhập của hội viên CCB đạt 25 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5%.

6 tháng, giá trị xuất khẩu ước đạt trên 371,9 triệu USD

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong quý I, dịch bệnh tác động tới hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Bước sang quý II, hoạt động xuất khẩu của tỉnh phải đối mặt thêm nhiều thách thức, nhất là tình hình dịch bệnh ở các nước tại khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Đông diễn biến phức tạp. Các nước áp dụng các biện pháp đóng cửa, hạn chế đi lại tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh.

Xã Sào Báy đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT)- Sáng 24/6, tại nhà văn hóa xã Sào Báy, UBND huyện Kim Bôi tổ chức lễ công bố xã Sào Báy đạt chuẩn NTM năm 2019; công bố trường mầm non, trường TH&THCS xã Sào Báy đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2019-2024; phát hành cuốn lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Sào Báy giai đoạn 1930-2018. Đến dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi và đông đảo bà con Nhân dân xã Sào Báy.

Tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, UBND tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Xã Hợp Tiến vượt khó đưa sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP

(HBĐT) - Ngay từ những tháng đầu năm nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cấp ủy, chính quyền xã Hợp Tiến (Kim Bôi) đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ HTX Dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong để tham gia Chương trình OCOP năm 2020. HTX Dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến huy động mọi nguồn lực đầu tư máy móc, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Thành viên HTX nghiêm chỉnh chấp hành quy trình sản xuất mật ong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục