(HBĐT) - Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực KT-XH. Không ít doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô SX-KD. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, vừa tập trung ưu tiên phòng, chống dịch, vừa thực hiện các giải pháp trước mắt, lâu dài nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Đồng thời, tận dụng hiệu quả cơ hội để sớm phục hồi và đẩy mạnh SX-KD, góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh.


Nhờ mạnh dạn đầu tư quy mô sản xuất, đến nay, Công ty Sankoh Việt Nam đã tạo việc làm cho trên 500 lao động tại huyện Lạc Sơn.

Sau 6 năm đi vào hoạt động tại KCN Lương Sơn, Công ty Coasia CMVINA, doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc đã tạo việc làm ổn định cho 2.300 lao động, với mức thu nhập từ 7,5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, giá trị xuất khẩu của công ty đạt 200 triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Với ngành nghề chuyên sản xuất camera cho điện thoại Samsung, nguyên liệu phục vụ sản xuất hoàn toàn đi bằng đường hàng không. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chuyến bay quốc tế đã rơi vào tình trạng "ngủ đông” trong 3 tháng vừa qua, những tháng đầu năm nay, sản lượng của công ty bị sụt giảm từ 30 - 40% so với cùng kỳ năm 2019. Khó khăn là vậy, nhưng công ty đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì SX-KD. Hiện tại, công ty tiếp tục tuyển thêm 500 lao động để mở rộng quy mô sản xuất.

Gắn bó với công ty gần 5 năm, chị Bùi Thị Mai cho biết: Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, công ty thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh rất nghiêm ngặt. Khi đi làm, chúng tôi đều đeo khẩu trang, trước khi vào làm việc, 100% công nhân được đo thân nhiệt và rửa tay bằng nước sát khuẩn. Không chỉ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động (NLĐ), công ty luôn thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như: NLĐ được ăn 3 bữa miễn phí, được hưởng trợ cấp thâm niên, trợ cấp nuôi con nhỏ và tăng lương, tăng thưởng. Bên cạnh đó, để nâng cao thể chất, đời sống tinh thần cho NLĐ, trong khuôn viên công ty có phòng tập gym, yoga, công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu văn nghệ, thể thao… Trong những ngày nắng nóng cao điểm, công ty bố trí nơi nghỉ tại chỗ có quạt, điều hòa cho công nhân. Từ đó, chúng tôi xác định gắn bó lâu dài và làm việc hết mình vì công ty.

Hiện tại, Công ty Coasia CM VINA vẫn đang đối mặt với khó khăn kép, vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa khó khăn tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu. Để vượt qua khó khăn, công ty nỗ lực, chủ động hơn trong cung cấp nguyên vật liệu, tiếp tục đổi mới khoa học công nghệ, làm tốt việc bảo vệ môi trường và dịch vụ y tế an toàn, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng từ 15 - 20% so với năm 2019.

Chính thức đi vào hoạt động tại KCN bờ trái sông Đà tháng 5/2003, đến nay, Công ty Sankoh Việt Nam, doanh nghiệp FDI của Nhật Bản đã tạo việc làm ổn định cho 1.150 lao động tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Với các sản phẩm chính là linh kiện cảm biến đồ gia dụng như điều hòa ô tô, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, pin điện tử… Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, công ty phải đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, dẫn đến toàn bộ sản phẩm làm ra vẫn phải lưu kho do chưa xuất khẩu được. Để đảm bảo thu nhập và "giữ chân” NLĐ, công ty vẫn duy trì sản xuất, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội như bố trí xe đưa đón công nhân, tổ chức trông giữ trẻ ngày, đêm cho NLĐ. Đồng thời, tiếp tục đầu tư thêm nhà xưởng tại huyện Lạc Sơn để mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.

Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chuỗi giá trị vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có đầu vào, đầu ra phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu như Công ty Sankoh Việt Nam, Công ty Coasia CM VINA. Nhưng với tinh thần vượt khó, các công ty nỗ lực duy trì SX-KD và việc làm cho NLĐ. Đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường, để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn.


Đức Phượng


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục