Khoảng 16 giờ chiều 7-7, các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra đột xuất một kho hàng lậu có diện tích hơn 10.000 m2 tại địa chỉ 145 đường Hoàng Diệu, thành phố Lào Cai.

Hàng hóa tại kho khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra.

Chuyên án do các lực lượng chức năng thuộc Tổng Cục quản lý thị trường phối hợp Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) Bộ Công an, thực hiện theo dõi trong nhiều tháng qua và trước khi tiến hành đột kích vào kho hàng này, lực lượng chức năng đã phải mật phục gần hai ngày tại thành phố Lào Cai. 

Qua kiểm tra ban đầu, lực lượng chức năng phát hiện chủ của kho hàng là Trần Thành Phú, sinh năm 1992, có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai, cùng em gái điều hành kho hàng. Các mặt hàng tại kho hàng cũng chính là các mặt hàng được Phú tổ chức livestream kinh doanh trên các trang Facebook có tên: Thảo Trần, Giầy đồng giá,... như: giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng,...

Qua điều tra, lực lượng chức năng phát hiện chủ kho hàng sử dụng Facebook Trần Thành Phú (Phú Nông Dân) để quảng cáo, bán buôn số lượng lớn hàng Quảng Châu, Trung Quốc, giả các nhãn hiệu Nike, Adidas, LV, Chanel, Gucci. Mọi hoạt động tại kho hàng được điều hành khép kín bài bản với 3 - 5 nhân viên chuyên livestream bán hàng cùng với gần 40 nhân viên ngồi máy tính chốt các đơn hàng toàn quốc. Sau đó, thực hiện đóng hàng và vận chuyển theo đường chuyển phát nhanh.

Ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, qua theo dõi, Tổng cục Quản lý trường phát hiện một đường dây chuyên nhập hàng từ Quảng Châu, Trung Quốc và tập kết tại một kho hàng rất hẻo lánh nằm tại thành phố Lào Cai.

Tất cả các hàng hóa ở đây sau đó sẽ được đóng gói và vận chuyển dựa trên các đơn hàng được đặt hàng trực tuyến trên mạng internet, bao gồm cả bán buôn và bán lẻ. Hàng hóa được sắp xếp thành từng lô, từng dãy. Bên cạnh đó, đối tượng có tổ chức tại các phòng, ban như phòng kinh doanh, phòng chốt đơn hàng, phòng vận chuyển và lợi dụng các hãng vận chuyển chính thức của Việt Nam tuồn hàng đi khắp cả nước.

Hiện tại, lực lượng chức năng đang tiến hành kiểm đếm hàng hóa và thực hiện các thủ tục để xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo NhanDan


Các tin khác


Xã Vầy Nưa trăn trở tìm hướng tiêu thụ cá lồng

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế có 6/8 xóm tiếp giáp với vùng lòng hồ Hòa Bình, diện tích mặt nước khoảng 1.600 ha, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng, nhằm giảm nghèo bền vững. Đến nay, toàn xã có gần 600 lồng cá, với 320 hộ dân tham gia phát triển mô hình. Tuy nhiên, tính đến hết quý II/2020, sản lượng tiêu thụ cá chỉ đạt khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, các hộ dân chăn nuôi thủy sản đang gặp khó trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm, loay hoay tìm đầu ra.

Huyện Tân Lạc đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP

(HBĐT) - Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình OCOP, huyện Tân Lạc đã rà soát, đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh đối với những sản phẩm chủ lực trên địa bàn. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đăng ký ý tưởng tham gia Chương trình OCOP. Giai đoạn 2018 - 2020, huyện đăng ký 10 sản phẩm, định hướng đến năm 2030 đăng ký 18 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

Loại phân bón này không chỉ làm giàu cho đất, tốt cho cây trồng mà còn tạo ra nông sản an toàn, chất lượng. Để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, các địa phương cần khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.

Khó khăn thực hiện mục tiêu số doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập, hoạt động hiệu quả

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra chỉ tiêu số doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) thành lập, hoạt động có hiệu quả tăng gấp 2 lần so với năm 2015. Nhiệm vụ là phấn đấu trong 5 năm thu hút được 140 dự án đầu tư trong nước, với vốn đăng ký 40.000 tỷ đồng và 40 dự án FDI, vốn đăng ký 2 tỷ USD; đến năm 2020 có 4.000 DN.

Ghi ở xã nông thôn mới Tây Phong

(HBĐT) - Từ một xã khó khăn, kinh tế phát triển manh mún, đường giao thông chật hẹp, năm 2018, Tây Phong đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), là xã thứ 4 của huyện Cao Phong cán đích NTM.

Nông nghiệp Cao Phong phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm

(HBĐT) - Hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, nổi bật là vùng trồng cây ăn quả có múi và vùng trồng mía tím theo phương pháp nuôi cấy mô. Trên đà thắng lợi đó, kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục