(HBĐT) - Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể CT-XH đã quan tâm, tạo điều kiện, phối hợp, hỗ trợ kinh phí để Hội Nông dân các cấp trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến nông nghiệp, nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn được khẳng định.


Được hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, nông dân xã Bình Thanh (Cao Phong) cải tạo vườn tạp, trồng cây có múi nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn trong phát triển sản xuất, kinh doanh, hàng năm, nguồn ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cơ bản đảm bảo tăng trưởng phát triển nguồn vốn quỹ theo kế hoạch. Đến nay, tổng số Quỹ Hỗ trợ nông dân  quản lý là 35,595 tỷ đồng. Trong đó, nguồn T.Ư ủy thác 13,850 tỷ đồng; ngân sách tỉnh cấp 9,429 tỷ đồng; ngân sách huyện cấp 5,840 tỷ đồng; nguồn vận động cán bộ, hội viên nông dân 6.306 tỷ đồng; nguồn vốn mượn 150 triệu đồng. Trong 10 năm qua (2010-2020), Ban điều hành quỹ đã xét duyệt hỗ trợ trên 500 mô hình, với trên 6.500 lượt hộ nông dân vay vốn để xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả.

Lãnh đạo Hội Nông dân các cấp ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH, NN&PTNT, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hòa Bình tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, mức dư nợ hiện đạt trên 3.307,029 tỷ đồng (Ngân hàng CSXH 818,727 tỷ đồng, thông qua 709 tổ tiết kiệm và vay vốn, cho 26.339 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT 2.453,864 tỷ đồng, thông qua 979 tổ, cho 32.876 hộ vay; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 34,438 tỷ đồng, cho 658 hộ vay). Từ các nguồn vốn vay đã tạo điều kiện cho hội viên, nông dân đầu tư phát triển sản xuất trên các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống, các cấp Hội tích cực phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo học tập nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các mô hình KHCN đến hội viên, nông dân. Những năm qua đã tổ chức trên 300 hội nghị, hội thảo, trình diễn cho trên 21.600 lượt các bộ, hội viên nông dân tham gia. Tập huấn KHKT được 11.146 lớp, cho 668.581 lượt hội viên, nông dân… Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả trong thực hiện áp dụng KHKT, công nghệ vào sản xuất mang lại thu nhập cao từ 100 triệu - trên 1 tỷ đồng/năm/hộ. Kết quả tổng hợp, năm 2019 có 90 hộ cho thu nhập từ 500 triệu - trên 1 tỷ đồng; 756 hộ đạt thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng; 2.970 hộ đạt từ 200 - 300 triệu đồng và 32.123 hộ đạt thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng.

Hoạt động hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm được đẩy mạnh. Hội Nông dân tỉnh chủ động ký chương trình phối hợp với Hội Nông dân TP Hà Nội và 18 tỉnh, thực hiện các hoạt động trao đổi, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu nông sản Hòa Bình. Hàng năm, tổ chức bình chọn nông sản hàng hóa chất lượng cao tham gia cuộc thi "Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Việt Nam”, do T.Ư Hội tổ chức. Từ năm 2014 - 2018, có 3 sản phẩm là cam Cao Phong, rau hữu cơ Lương Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc được bình chọn là "Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Việt Nam”; sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn và chè giảo cổ lam của Công ty TNHH sản xuất giống cây trồng Phương Huyền được chọn là sản phẩm thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam; sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn được chọn là địa chỉ xanh, nông sản sạch…

Cùng với đó, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện xóa bỏ vườn tạp, dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được trên 4.660 ha, điển hình tại các huyện: Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Thủy, TP Hòa Bình. Các huyện thực hiện tốt công tác cải tạo vườn tạp như: Cao Phong, Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu, Lương Sơn... Từ đó, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, mô hình có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hội viên, nông dân, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, bền vững. Nổi bật như các mô hình, vùng sản xuất: trồng rau hữu cơ (Lương Sơn), trồng su su lấy ngọn, bí xanh, mía tím, bưởi đỏ (Tân Lạc); cam (Cao Phong); bưởi Diễn, bưởi da xanh (Yên Thủy), nhãn (Kim Bôi); trồng dổi lấy hạt (Lạc Sơn)...; mô hình trong chăn nuôi như: dê (Lạc Thủy), gà (Lạc Sơn), cá lồng (TP Hòa Bình), ong lấy mật (Tân Lạc, Kim Bôi)…

 
V.H

Các tin khác


6 tháng, tổng thu nhập từ rừng và đất lâm nghiệp đạt trên 281 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo thống kê của Chi cục Kiểm Lâm (Sở NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 3.752,06 ha rừng, trong đó, rừng trồng mới là 639,44 ha, trồng lại sau khai thác là 3.112,62 ha, trồng cây phân tán được 602.600 cây các loại.

Thí điểm kéo dài thời gian tổ chức hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Một trong những giải pháp chủ động phát triển kinh tế ban đêm là cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số thành phố, khu du lịch lớn.

Giao ban trực tuyến ngành Kế hoạch và Đầu tư

(HBĐT) - Ngày 28/7, Bộ KH&ĐT tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác KH&ĐT năm 2020. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, UVBCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng...

Đổi mới tư duy - yếu tố then chốt tạo nên sức bật của huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Đã từng có một thời gian dài, huyện Lạc Thủy loay hoay tìm lời giải cho bài toán phát triển KT-XH. Nhiều định hướng mới được đưa ra bàn thảo, thí điểm thực hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng. Khát vọng đổi mới, tạo sức bật mạnh mẽ để đưa Lạc Thủy phát triển toàn diện, trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh như hiện nay chỉ trở thành hiện thực khi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc nơi đây bắt đầu đổi mới tư duy - yếu tố then chốt tạo nên sức bật cho huyện Lạc Thủy.

Ngọt thơm quất hồng bì Đồng Giang

(HBĐT) - Trung tuần tháng 6 là thời điểm người dân ở xóm Đồng Giang, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) bước vào thu hoạch quất hồng bì. Thời gian thu hoạch chỉ hơn 1 tháng. Ngày ngày, ở Đồng Giang, các loại ô tô, xe máy của tư thương nườm nượp vào ra. Dọc theo quốc lộ 6 thuộc địa bàn xã Mông Hóa luôn nhộn nhịp người bán, mua.

Phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Lương Sơn

(HBĐT) - Với những lợi thế là cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, những năm qua, huyện Lương Sơn đã triển khai những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển CN-TTCN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững. Huyện đang là vùng đất công nghiệp sôi động về phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục