Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Một trong những giải pháp chủ động phát triển kinh tế ban đêm là cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số thành phố, khu du lịch lớn.



Mục tiêu của Đề án trên là khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Giải pháp chủ động phát triển kinh tế ban đêm gồm: Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về lợi ích và rủi ro phát triển kinh tế ban đêm; nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách, khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế ban đêm và kiểm soát rủi ro; Nhóm giải pháp sử dụng quy hoạch để quản lý các hoạt động kinh tế ban đêm; nhóm giải pháp thí điểm kéo dài thời gian tổ chức hoạt động dịch vụ ban đêm tại một số thành phố và một số khu du lịch lớn trên cả nước và một số giải pháp khác.

Trong đó, cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở một số thành phố/trung tâm lớn nơi có đông lượng khách du lịch như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc. Trên cơ sở đó, đánh giá hiệu quả hoạt động và công tác quản lý hoạt động kinh tế ban đêm ở những nơi đã lựa chọn để xây dựng, hoàn thiện mô hình hoạt động kinh tế ban đêm và sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương khác.

Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia hoạt động kinh tế ban đêm thông qua nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh tiếp cận nguồn tài chính chính thức, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng.

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá các hoạt động kinh tế ban đêm; xây dựng sản phẩm du lịch đêm dựa trên yếu tố văn hóa bản địa, tạo điểm nhấn theo đặc trưng địa phương (lựa chọn các loại hình dịch vụ, các địa đểm mang tính biểu tượng để thu hút khách du lịch)…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương, đặc biệt phù hợp với khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ, nguồn lực đầu tư và khả năng huy động, thu hút đầu tư ở từng địa điểm cụ thể. Các chương trình/kế hoạch phát triển kinh tế ban đêm cần có sự tính toán kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng, tác động kinh tế ban đêm đến địa phương (cả tác động tích cực và tiêu cực) dựa trên nhu cầu và việc khai thác tối đa thế mạnh, cũng như yêu cầu và khả năng bố trí nguồn lực quản lý và hỗ trợ của địa phương.

Trong quá trình xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ mới, chủ động nghiên cứu quy hoạch những khu vực, địa điểm có khả năng phát triển kinh tế ban đêm với khung thời gian hoạt động cụ thể ở từng khu vực nhằm đảm bảo an toàn xã hội để có cơ sở triển khai trong tương lai; rà soát, nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh cơ chế chính sách, khung pháp lý phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho sản phẩm kinh tế ban đêm…

Theo BaoChinhphu.vn

Các tin khác


Tỉnh ta tham gia sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Từ ngày 23 - 27/7, tại Không gian văn hóa biểu diễn văn hóa, nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ (TP Hà Nội), Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng điều phối NTM Trung ương tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc.

Giá vàng thế giới đạt mức cao nhất lịch sử

Ngày 27/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đã lập một kỷ lục mới và đạt ngưỡng cao nhất từ trước tới nay.

Dư nợ tín dụng đạt trên 23,3 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tính đến ngày 30/6, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn toàn tỉnh đạt 26.928 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cuối năm 2019.

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2020, cùng với tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19, tỉnh còn chịu ảnh hưởng của diễn biến thời tiết bất thường, nhất là hạn hán làm nước hồ Hòa Bình cạn kiệt. Do đó, sản lượng điện sản xuất của nhà máy Thủy điện Hòa Bình sụt giảm nghiêm trọng, gây hụt thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Bởi nguồn thu từ Thủy điện chiếm tỷ trọng quá lớn, đã kéo kinh tế của tỉnh tăng trưởng âm. Tỉnh đang phải chịu tác động kép, trong khi đó hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp (DN) cũng hết sức khó khăn. Đồng hành cùng DN vượt khó được Tỉnh ủy, UBND tỉnh sát sao chỉ đạo.

Huyện Lạc Sơn: Tích cực huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Lạc Sơn chú trọng thực hiện 3 khâu đột phá nhằm thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện các lĩnh vực KT-XH. Trong bối cảnh có nhiều thách thức, huyện đã tích cực huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, hướng tới những giá trị tốt đẹp, mang tính bền vững. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn.

Agribank Hòa Bình: Triển khai hiệu quả nhiều chương trình tín dụng

(HBĐT) - Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, Agribank Hòa Bình không ngừng nỗ lực triển khai có hiệu quả nhiều chương trình tín dụng. Trong đó, tăng cường huy động tiền gửi trong dân cư nhằm hỗ trợ đắc lực về nguồn vốn hoạt động đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần phát triển KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục