(HBĐT) - Trong những năm qua, Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã có những đóng góp tích cực, nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho thành viên vay đầu tư SX-KD, dịch vụ và đời sống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thiết thực vào mục tiêu giảm nghèo của địa phương.


Thời gian qua, Quỹ Tín dụng nhân dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, trở thành địa chỉ tin cậy của thành viên và người dân địa phương.

Từ bước đi và cách làm phù hợp, Quỹ TDND thị trấn Cao Phong trở thành địa chỉ tin cậy của thành viên và người dân địa phương trong việc gửi tiền, vay vốn. Quỹ đã xây dựng, ban hành quy chế hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật. Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát, Ban điều hành duy trì tốt nề nếp làm việc, thực hiện điều lệ, quy chế nội bộ và nghị quyết đại hội thành viên, nghị quyết HĐQT. Cán bộ chủ động bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình của từng hộ gia đình để có biện pháp huy động, đầu tư vốn.

Ông Phan Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND thị trấn Cao Phong chia sẻ: HĐQT Quỹ luôn bám sát mục tiêu, định hướng của Ngân hàng Nhà nước, chương trình phát triển KT-XH của địa phương và nghị quyết đại hội thành viên hàng năm để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp, hiệu quả. Chú trọng đưa các phần mềm hiện đại vào phục vụ kinh doanh, điển hình như dịch vụ chuyển tiền điện tử; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ. Tăng cường đổi mới tác phong giao dịch, tận tình hướng dẫn khách hàng; quan tâm tới công tác xã hội hoá tại địa phương...

Nhờ thực hiện hiệu quả các giải pháp, hoạt động của Quỹ đã củng cố lòng tin của Nhân dân trong việc phát triển thành viên mới và huy động nguồn tài chính trong Nhân dân. Từ nguồn vốn Quỹ cho các hộ thành viên vay, nhiều hộ đã sử dụng hiệu quả. Điển hình như hộ ông Bùi Việt Bách, khu 4, thị trấn Cao Phong với mô hình trồng cây có múi cho thu lãi 2 tỷ đồng mỗi năm; hộ ông Nguyễn Văn Định, khu 3, thị trấn Cao Phong với mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thu nhập hàng tỷ đồng/năm... Đến hết tháng 6/2020, tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ đạt gần 215 tỷ đồng, tăng trên 34 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch năm; tổng dư nợ cho vay gần 166 tỷ đồng, với trên 500 khách hàng vay vốn, đạt 103,5% kế hoạch năm. Từ 343 thành viên ban đầu (năm 1997), đến nay Quỹ đã phát triển lên 1.245 thành viên.

Không chỉ giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư được huy động tối đa, đã hạn chế việc tham gia vào các hoạt động tín dụng đen của Nhân dân; giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, không để xảy ra tình trạng người dân thiếu vốn phải đi vay lãi suất cao ở bên ngoài.

Với những nỗ lực và kết quả đạt được, Quỹ TDND thị trấn Cao Phong đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Quỹ luôn được Ngân hàng Nhà nước tỉnh đánh giá cao bởi nhiều năm liền không có nợ xấu, được ngành ngân hàng, cấp ủy, chính quyền các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Thu Hằng


Các tin khác


Xã Tân Minh: Khai thác tiềm năng, lợi thế từ nguồn vốn chính sách

(HBĐT) - Được vay vốn chính sách, người dân xã vùng cao Tân Minh (Đà Bắc) có điều kiện để đầu tư chăn nuôi trâu, bò và trồng rừng. Qua đó, khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương để từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Huyện cao phong: Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân làm giàu

(HBĐT) - Những năm qua, nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít hộ dân ở huyện Cao Phong đã thoát nghèo. Không chỉ giảm nghèo bền vững, họ tiếp tục nhận được sự đồng hành của vốn chính sách để vươn lên làm giàu.

Huyện Lạc Sơn: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 438 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lạc Sơn, đến hết tháng 7/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 438,2 tỷ đồng, với 18.227 khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay trong tháng đạt hơn 2,8 tỷ đồng, cho 2.055 lượt khách hàng vay vốn, lũy kế từ đầu năm đạt 60,2 tỷ đồng. Trong tháng 7, doanh số thu nợ của huyện đạt 3,5 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt hơn 35 tỷ đồng. Đến nay, huyện có gần 229 triệu đồng nợ quá hạn.

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp "Giải pháp phát triển rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu"

(HBĐT) -  Ngày 5/8, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Giải pháp phát triển rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu” năm 2020. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo Cục, Viện, Trung tâm liên quan thuộc Bộ NN&PTNT; Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình; đại diện Trung tâm Khuyến nông các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang và 100 hộ nông dân các xã: Thống Nhất (Lạc Thủy), Tử Nê (Tân Lạc), Lâm Sơn (Lương Sơn).

Trên những công trình giao thông trọng điểm 

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều công trình, dự án trọng điểm được thực hiện nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong đó có các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, nổi bật như dự án cầu Hoà Bình 2; dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435; dự án đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) đang được chủ đầu tư và nhà thầu gấp rút triển khai.

Xu hướng mới đầu tư ra nước ngoài

Thay vì tập trung đầu tư các dự án (DA) quy mô lớn ra nước ngoài như giai đoạn trước, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang hướng vào các DA có quy mô trung bình hoặc nhỏ, địa bàn đầu tư cũng đa dạng. Đây là bước chuyển quan trọng hướng đến giá trị gia tăng cao hơn trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, phù hợp khả năng về vốn, năng lực quản lý và kinh nghiệm đầu tư quốc tế của mình.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục