(HBĐT) - Những năm qua, vốn chính sách luôn đồng hành cùng người dân xã Xuân Thủy (Kim Bôi) trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả, diện mạo nông thôn xã Xuân Thủy ngày một thay đổi, đời sống của người dân khấm khá hơn.


Từ vốn chính sách giúp nhiều hộ dân xóm Khoang, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) mạnh dạn chuyển đổi đất vườn sang trồng nhãn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xuân Thủy là xã được sáp nhập từ 3 xã: Sơn Thủy, Trung Bì và Thượng Bì. Hiện nay, các cơ sở hạ tầng thiết yếu ở Xuân Thủy được quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân giao thương hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nói về những đổi thay của quê hương, đồng chí Bùi Quyến Dịnh, Chủ tịch Hội Nông dân, cán bộ chuyên trách Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) xã Xuân Thủy nhấn mạnh: "Nếu không có vốn vay ưu đãi của NHCSXH thì rất khó để đời sống của người dân được như ngày hôm nay”. 

Đồng chí Bùi Quyến Dịnh cho biết: Sau khi thực hiện sáp nhập xã, Xuân Thủy hiện có trên 1.200 hộ dân đang vay vốn của NHCSXH, với tổng dư nợ trên 31 tỷ đồng. Xã đang thực hiện 12 chương trình cho vay tín dụng chính sách, các chương trình cho vay có dư nợ cao như: hộ cận nghèo (gần 9 tỷ đồng), hộ nghèo (8,3 tỷ đồng), NS& VSMTNT (gần 3,8 tỷ đồng), hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (3,1 tỷ đồng). Với tỷ lệ hộ nghèo còn 22%, những năm qua, vốn chính sách vẫn luôn là nguồn động lực quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Xuân Thủy. Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ dân đầu tư nuôi trâu, bò sinh sản, trồng các loại cây ăn quả. Cùng với đó, chương trình cho vay NS&VSMTNT đã giúp nhiều hộ dân đào được giếng, xây dựng các công trình vệ sinh, góp phần thiết thực trong xây dựng nông thôn mới.

Đưa chúng tôi đến xóm Khoang, thủ phủ của vùng nhãn Sơn Thủy, đồng chí Bùi Quyến Dịnh chia sẻ, để có được những vườn nhãn đẹp như hiện nay cũng nhờ nguồn vốn chính sách. Vốn chính sách giúp hộ dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế để đầu tư trồng nhãn, giúp các hộ có điều kiện trồng, chăm sóc nhãn tốt hơn. Từ trồng nhãn, nhiều hộ đã có thu nhập ổn định, kinh tế ngày một khá giả hơn nên đã tất toán được khoản vay của NHCSXH. Điển hình như gia đình ông Đinh Công Phục, 2 năm trước đã tất toán khoản vay của NHCSXH. Trước đây, gia đình ông Phục vay vốn NHCSXH, dành khoản vay đầu tư về phân bón và các điều kiện để chăm sóc vườn nhãn tốt hơn. Những năm trở lại đây, chất lượng nhãn ngày càng được nâng cao đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Phục.

Để bà con sử dụng đồng vốn hiệu quả, những năm qua, Ban giảm nghèo xã Xuân Thủy thường xuyên phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích, hỗ trợ bà con về khoa học, kỹ thuật trong phát triển kinh tế. Việc rà soát, bình xét cho vay được thực hiện nghiêm túc nên đồng vốn đảm bảo đến đúng đối tượng thụ hưởng. Nhờ sử dụng vốn đúng mục đích, chất lượng tín dụng chính sách của xã Xuân Thủy ngày càng được nâng cao, xã không có nợ quá hạn, lãi tồn ở mức thấp.

Đồng chí Bùi Quyến Dịnh cho biết thêm: Hiện, nhu cầu được tiếp cận vốn chính sách của người dân địa phương còn rất lớn. Xã tiếp tục rà soát các đối tượng có nhu cầu để hướng dẫn làm thủ tục vay vốn, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng. Bà con mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của NHCSXH trong tiếp cận vốn chính sách, nhất là chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, nâng mức cho vay để có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế.


Viết Đào

Các tin khác


Giải ngân vốn đầu tư công được 1.507.339 triệu đồng

(HBĐT) - Năm 2020, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.421.825 triệu đồng. Kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao là 4.910.825 triệu đồng, trong đó, kế hoạch đầu tư công là 4.298.805 triệu đồng. UBND tỉnh đã phân bổ hết số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020.

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bền vững

(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI trong việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Theo đó, hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp đã được tập trung đầu tư, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, đời sống của Nhân dân. Giai đoạn tới, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Huyên Tân Lạc: Triển vọng từ mô hình trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh

(HBĐT) - Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai dự án "Xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh” tại xã Tử Nê và Phú Vinh (Tân Lạc). Tổng diện tích dự án là 38 ha, với 20 hộ tham gia. Sau 4 năm triển khai dự án đánh giá tỷ lệ cây giống sống từ 95 - 98%, cây con sinh trưởng đồng đều, chiều cao vút ngọn từ 10 - 12 m, đường kính gốc từ 15 - 20 cm.

Giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 10/8, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP, ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Tăng cường thực hiện Đề án xây dựng, củng cố phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 14 /CT-UBND, ngày 13/8/2020 về tăng cường thực hiện Đề án xây dựng, củng cố phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 1747/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh.

Thị trường nông sản tuần qua: Lúa gạo, càphê tiếp tục đà tăng giá

Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng khá, cùng với đó, giá cà phê cũng duy trì được xu hướng tăng nhẹ dù thị trường giao dịch khá "im ắng.”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục