Nền kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức suy giảm mạnh nhất trong 40 năm qua, nhất là các ngành xuất khẩu, bán lẻ và công nghiệp ô-tô. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục nỗ lực đẩy lùi dịch Covid-19 và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.

Dây chuyền lắp ráp ô-tô ở Ca-oa-xa-ki, Nhật Bản. Ảnh | ROI-TƠ

Theo báo cáo sơ bộ Văn phòng Chính phủ Nhật Bản vừa công bố, trong quý II-2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm tới 28,1% so quý I, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu GDP được thống kê vào năm 1980. Từ cuối năm 2018, kinh tế Nhật Bản bắt đầu bị chao đảo do tác động tiêu cực của những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, hai đối tác thương mại hàng đầu của Tô-ki-ô. Đến quý IV-2019, GDP của Nhật Bản giảm 7% so cùng kỳ năm 2018. Giai đoạn sóng gió nhất bắt đầu xảy ra sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020. Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, trao đổi thương mại quốc tế bị hạn chế…, và nền kinh tế chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật vào quý I-2020.

Giới phân tích nhận định, bức tranh kinh tế Nhật Bản trong quý II-2020 mang nhiều màu xám là điều có thể dự đoán. Tuy nhiên, mức sụt giảm nghiêm trọng, lên đến 28,1%, lại nằm ngoài dự báo. Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Y-a-xư-tô-si Ni-si-mư-ra cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19. Tháng 4 và tháng 5 vừa qua, Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc do dịch bệnh. Hầu như tất cả hoạt động kinh tế đều bị đóng băng. Theo Văn phòng Chính phủ Nhật Bản, trong quý II, tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP Nhật Bản, giảm tới 8,2% so quý I, do hầu hết người tiêu dùng ở nhà để phòng dịch và các doanh nghiệp đóng cửa. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu, nhất là ngành sản xuất ô-tô và phụ tùng ô-tô, bị ảnh hưởng do hoạt động kinh tế toàn cầu đình trệ. Ngành thương mại dịch vụ, gồm vận tải biển và vận tải hành khách, cũng tương tự. 

Để tháo gỡ khó khăn, Nhật Bản đang tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ để bảo đảm việc làm và đời sống cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời nỗ lực đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng thông qua các biện pháp kích cầu trong nước. Mới đây, chính phủ thông qua kế hoạch chi 1.130 tỷ yên từ quỹ dự phòng của tài khóa 2020 để triển khai các biện pháp giảm tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Trong khuôn khổ kế hoạch này, 915 tỷ yên sẽ được chi để trợ cấp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu giảm mạnh do tác động của các biện pháp chính phủ đã triển khai để chống dịch. Bên cạnh đó, 177,7 tỷ yên cũng được phân bổ để cung cấp các khoản tín dụng khẩn cấp không lãi suất cho các gia đình có thu nhập giảm vì dịch... Trước đó, Nhật Bản triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, như hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp, khuyến khích ngân hàng tư nhân cung cấp khoản tín dụng không lãi suất hoặc khoản vay có thế chấp cho doanh nghiệp.

Giới phân tích cho rằng, trong quý III-2020, GDP của Nhật Bản có thể phục hồi, song nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, do dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

TheoNhanDan



Các tin khác


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 8,29% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian gần đây, hoạt động thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa. Các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời phục vụ sản xuất, đời sống.

Ngân hàng miễn, giảm phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Trên tinh thần đồng hành, chia sẻ, thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có những chỉ đạo kịp thời theo thẩm quyền về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

Thành phố Hòa Bình: Ban hành 9 quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án

(HBĐT) - Trong tháng 8, UBND thành phố Hòa Bình chỉ đạo tập trung giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các công trình dự án.

Toàn tỉnh có 91 HTX phi nông nghiệp hoạt động

(HBĐT) - Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, tính đến hết tháng 8/2020, toàn tỉnh có 91 HTX phi nông nghiệp hoạt động. Trong đó có 27 HTX CN - TTCN, 38 HTX thương mại dịch vụ, 13 HTX giao thông vận tải, 13 HTX điện năng.

Nâng cao chất lượng công tác dạy nghề cho nông dân

(HBĐT) - Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) các cấp trong tỉnh không ngừng đổi mới hoạt động, công tác dạy nghề, lao động nông thôn, nông dân tích cực tham gia học tập, áp dụng kiến thức vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Nhờ vậy, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, thúc đẩy KT-XH phát triển.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phục vụ phát triển KT-XH

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (NQ 55), Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện với những mục tiêu cụ thể, nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng; cung cấp năng lượng ổn định, có chất lượng cao cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục