(HBĐT) - "Với quyết tâm chính trị được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động mang tính chất đột phá, Đảng bộ huyện Lạc Thủy đặt nhiều kỳ vọng vào nhiệm kỳ 2020 - 2025. Mục tiêu phấn đấu là đưa huyện vươn lên vị trí tốp đầu phát triển, tiếp tục xứng đáng nằm trong vùng động lực kinh tế tỉnh Hòa Bình” - đồng chí Bùi Văn Trường, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy nhấn mạnh.


Huyện Lạc Thủy khởi động nhiệm kỳ mới với quyết tâm của cả hệ thống chính trị nhằm hiện thực các chỉ tiêu mang tính cách mạng đối với sự phát triển của địa phương. (Ảnh: Bí thư Huyện ủy làm việc với lãnh đạo chủ chốt của thị trấn Chi Nê).

Tự hào nằm trong vùng kinh tế năng động

Được biết, 10 năm trước, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã khởi động nhiệm kỳ 2010 - 2015 bằng cách hoạch định một giải pháp chiến lược về kinh tế: Bước đầu hình thành vùng động lực kinh tế và ngành kinh tế mũi nhọn làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Theo đó, chỉ đạo quy hoạch vùng động lực TP Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn (nay sáp nhập vào TP Hòa Bình) - huyện Lương Sơn - phía Bắc huyện Lạc Thủy thành vùng kinh tế năng động, tạo sự lan tỏa ra các vùng lân cận.

Sau đó, theo Đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Hòa Bình được công bố vào đầu năm 2013, phía Bắc huyện Lạc Thủy được xác định nằm trong vùng trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh (cùng TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn (cũ), Lương Sơn); phía Nam của huyện nằm trong vùng phát triển kinh tế phía Đông và Nam của tỉnh (cùng các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy). Đây là những căn cứ quan trọng để huyện Lạc Thủy tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển năng động hơn, xứng đáng với vị thế đã được xác lập trên bản đồ phát triển chung của toàn tỉnh.

"Chính khát vọng đổi mới và tư duy năng động đã đưa huyện Lạc Thủy, trong đó có xã Đồng Tâm vươn lên như ngày hôm nay” - Đồng chí Trịnh Xuân Nghị, Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết. Những cán bộ ở cơ sở như đồng chí Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm đã cảm nhận rõ sự chuyển mình của "vùng đất thức” Lạc Thủy. Hòa vào quyết tâm chung với nỗ lực tìm hướng đi phù hợp, xã Đồng Tâm đã tạo được những chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH những năm gần đây. So với 5 năm trước - thời điểm xã cán đích đạt chuẩn NTM, diện mạo của Đồng Tâm ngày hôm nay đã thay đổi khá nhiều. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp, Đồng Tâm đang có sức vươn mạnh mẽ của một xã nông thôn mới điển hình. Trong 5 năm qua, xã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 14,8%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 50,5 triệu đồng/năm; đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,4%...

Cùng với Đồng Tâm, các xã: Phú Thành, Phú Nghĩa, Yên Bồng, thị trấn Ba Hàng Đồi, thị trấn Chi Nê đều triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển. Đây là 6 xã, thị trấn thuộc huyện được xác định nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh theo Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Với việc được xác định nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, cả hệ thống chính trị huyện Lạc Thủy đã vào cuộc để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, Huyện ủy quyết liệt chỉ đạo các giải pháp tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền gắn với các định hướng phát triển kinh tế phù hợp.

Quyết tâm trên hành trình mới

Đồng chí Bùi Văn Trường, Bí thư Huyện ủy nhìn nhận: Với quyết tâm chính trị cao, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện đã thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong vai trò là một phần của vùng động lực kinh tế năng động. Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) có thể thấy, những kết quả nổi bật nhất cơ bản thuộc về lĩnh vực kinh tế. Điển hình như tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm duy trì ở mức 13,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 13,2%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,5%...

Đặc biệt, thu hút đầu tư chính là kết quả nổi bật hàng đầu huyện đạt được trong 5 năm qua. Nhờ quyết liệt triển khai các nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, Lạc Thủy trở thành địa bàn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư chiến lược. Hiện, trên địa bàn có 50 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên 15.570 tỷ đồng. Không những thế, với nhiều lợi thế được nhà đầu tư đánh giá cao, huyện sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới - một trong những đột phá hứa hẹn trở nên mạnh mẽ hơn trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, trong 5 năm 2020 - 2025, Lạc Thủy tiếp tục tập trung quyết liệt cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện những chỉ tiêu mang tính cách mạng như: tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm khoảng 14,5%; đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 105 triệu đồng/năm, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt khoảng 200 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 38%, thu hút khoảng 60 dự án đầu tư vào địa bàn với tổng vốn đăng ký khoảng 20.000 tỷ đồng...

"Với quyết tâm vươn mình mạnh mẽ trên hành trình phát triển mới, huyện sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, hiện thực hóa 20 chỉ tiêu chủ yếu. Đó sẽ là những thành quả ấn tượng đưa Lạc Thủy vươn lên vị trí tốp dẫn đầu toàn tỉnh về phát triển KT-XH, xứng đáng là vùng động lực có sức lan tỏa sâu rộng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh” - đồng chí Bí thư Huyện ủy Bùi Văn Trường khẳng định.


Thu Trang


Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục