(HBĐT) - Doanh nghiệp (DN) có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), góp phần giải phóng, phát triển sức sản xuất, huy động, phát huy nội lực phát triển KT-XH, góp phần quyết định vào phục hồi, tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội...


Lãnh đạo UBND tỉnh cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệp hội DN tỉnh đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, thể hiện vai trò, chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên và cộng đồng DN, định hướng các DN nắm bắt cơ chế, chính sách liên quan đến hỗ trợ các DN; tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện chủ trương, chính sách phát triển DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ DN phát triển SX-KD. Hiệp hội DN đã có 17 tổ chức hội ở tất cả các huyện, thành phố với trên 700 hội viên, đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, cộng đồng DN phát triển lành mạnh. 

Lực lượng DN, doanh nhân của tỉnh đã có bước phát triển về số lượng, chất lượng, trưởng thành về năng lực quản trị, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả SX-KD, nhiều DN đã phát triển mạnh mẽ, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong công cuộc phát triển KT-XH của địa phương. Hàng năm, các DN đã tạo ra năng lực sản xuất mới, doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động; tích cực thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, tham gia ủng hộ người nghèo, gia đình chính sách, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển KT-XH của tỉnh. 

Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 4.000 DN đăng ký thành lập, với số vốn đăng ký khoảng 49.000 tỷ đồng. Số DN hoạt động khoảng 2.800 DN, trong đó, DN quy mô lớn khoảng 2%, còn lại là DN quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 80.630 tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 16.126 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư khu vực Nhà nước chiếm khoảng 33%; vốn đầu tư của người dân và DN dân doanh chiếm khoảng 60%; khu vực có vốn FDI chiếm khoảng 7%.

Năm năm qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc và cộng đồng DN tỉnh đã phát huy truyền thống, đoàn kết, thống nhất, đổi mới, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH; QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đã có 18/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, tạo nền tảng để tỉnh Hòa Bình phát nhanh và bền vững trong những năm tới. 

Kinh tế của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hàng năm đạt 7,59%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 54.956 tỷ đồng, gấp 1,65 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến hết năm 2020, tỷ trọng ngành CN-XD chiếm 45,58% (công nghiệp chiếm 38,89%), dịch vụ chiếm 29,32%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,98%, thuế sản phẩm 5,12%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 63,8 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. Hộ nghèo giảm 3,16%/năm. Tỉnh đứng đầu các tỉnh Tây Bắc và đứng thứ 3 các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc về xây dựng NTM. Các chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; số DN, HTX thành lập, hoạt động có hiệu quả; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu; tỷ lệ đô thị hóa... đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra. Các tiềm năng, lợi thế đang được khai thác hiệu quả, diện mạo đô thị, nông thôn, đời sống người dân được cải thiện tích cực. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt kết quả tốt. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, QP-AN được giữ vững. 

Những thành tựu phát triển trên có sự đóng góp xứng đáng của cộng đồng DN, đội ngũ doanh nhân, được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và xã hội quan tâm, ghi nhận, đặt niềm tin. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động của Hiệp hội DN và vai trò cộng đồng DN, đội ngũ doanh nhân của tỉnh. Phần lớn các DN của tỉnh có quy mô vừa và nhỏ; quy mô, năng lực sản xuất còn nhỏ, tính cạnh tranh chưa cao; ít sản phẩm xuất khẩu, chưa nhiều DN đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến. Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị của chủ DN nhìn chung chưa cơ bản, chất lượng lao động thấp. Đặc biệt, các DN đứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đang diễn ra… 

Những năm tới, tình hình kinh tế, chính trị, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, chúng ta đứng trước nhiều khó khăn, nhưng cũng có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Hòa Bình nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, là cửa ngõ kết nối Thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc. Với những lợi thế về vị trí địa lý, có nhiều tiềm năng trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, tỉnh ta đang là tâm điểm chú ý của nhiều nhà đầu tư lớn. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đang được cải thiện, nguồn nhân lực dồi dào là những yếu tố thuận lợi để cộng đồng DN phát triển bền vững. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đặt mục tiêu: "Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 có thêm 2.500 DN, HTX thành lập mới, có khoảng 5.000 DN, HTX hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng gấp đôi so với năm 2020; thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng vào năm 2025…”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu cao của cả hệ thống chính trị và cộng đồng DN, đội ngũ doanh nhân trong tỉnh. 

Bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, Hiệp hội DN tỉnh cần tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc hỗ trợ cộng đồng DN nắm bắt những cơ hội mới thúc đẩy SX-KD phát triển, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, thiết thực cùng các cấp chính quyền chăm lo, hỗ trợ DN SX-KD; tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các DN, nhà đầu tư; kịp thời phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền những kiến nghị, đề xuất, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN. Cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thân thiện, đồng hành và hỗ trợ DN. 

Cộng đồng DN và đội ngũ doanh nhân trong tỉnh cần nhanh chóng thay đổi tư duy, nắm bắt thời cơ, vận hội, chủ động đổi mới để hội nhập. Các DN cần rà soát, tự cơ cấu lại bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản trị, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tăng cường liên kết, hợp tác để chia sẻ cơ hội cũng như khó khăn; đẩy mạnh các phong trào thi đua trong lao động, sản xuất, tiết giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. 

Hiệp hội DN tỉnh và cộng đồng DN tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an sinh, xã hội, vì cộng đồng, khẳng định là những chiến sỹ thời bình, tiên phong trên mặt trận kiến thiết kinh tế, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước.


 Bùi Văn Tỉnh
UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh           


Các tin khác


Doanh nghiệp nước ngoài đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

(HBĐT) - Đồng chí Dương Như Rụ, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh cho biết: Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài FDI chủ yếu là DN Nhật Bản, Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử và may mặc, tập trung tại KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà, cơ bản triển khai dự án nhanh, bảo đảm tiến độ đề ra và hoạt động tốt, tạo được sự tăng trưởng ổn định, bền vững.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 9: Nêu cao vai trò, trách nhiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra

(HBĐT) - Ngày 29/9, UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 9, cho ý kiến về các vấn đề: phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh; cải cách hành chính (CCHC); đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, thu NSNN và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Agribank Lạc Thủy: Phát huy nguồn vốn huy động thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Trong thời gian qua, nguồn lực về vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của Agribank Lạc Thuỷ có vai trò quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy KT-XH địa phương. Đặc biệt, 100% dư nợ của Agribank Lạc Thủy được tập trung cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT).

Xã Cao Sơn phát triển trồng rừng

(HBĐT) - Những năm qua, tận dụng tiềm năng, thế mạnh về diện tích đất đồi rộng, người dân ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) tập trung phát triển trồng rừng. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế khá, giúp bà con nâng cao thu nhập và góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 10,2% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua, tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Diễn biến thị trường tiếp tục ổn định, không có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, đời sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục