(HBĐT) - Từ năm 2017, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) được đưa vào diện hưởng lợi Chương trình 135 dành cho các xã đặc biệt khó khăn. Với sự ưu tiên đầu tư cứng hoá đối với hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn và một số đường nội đồng, hạ tầng giao thông được cải thiện rõ rệt. Giao thông đồng thời tạo chuyển biến bước ngoặt trong phát triển KT-XH của địa phương.



Các tuyến đường liên xóm ở xã Văn Sơn (Lạc Sơn) được cứng hóa giúp cải thiện việc đi lại, giao thương thuận lợi

Là địa bàn trung tâm xã nhưng xóm Lội Mương trước đây chỉ chuyên tâm với nghề nông, gần như vắng hẳn hoạt động thương mại - dịch vụ. Nhưng giờ đây, khi đường giao thông được bê tông hoá dài rộng, thuận tiện, đã xuất hiện một số cửa hàng, cửa hiệu cung cấp các mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Một số hộ còn tham gia ngành nghề thủ công mây tre đan để tăng nguồn thu nhập. Theo chia sẻ của anh Bùi Văn Yêm, hộ chăn nuôi điển hình của xóm, từ khi có đường mới, công việc sản xuất của anh suôn sẻ và được mở rộng hơn. Mạnh dạn đầu tư phù hợp với điều kiện của gia đình, anh tập trung nuôi gà chọi lai gia công cho doanh nghiệp, quy mô mỗi lứa 2.000 con. Có đường bê tông, việc vận chuyển nguyên liệu, vật tư sản xuất, hàng hoá ra, vào đảm bảo, nhất là các xe thức ăn gia súc giao hàng tận gia trại, giá cả cũng ổn định hơn.

Cách trung tâm xã 6 km, xóm Ráy là xóm vùng sâu, 50% đường đi đã được cứng hoá, nhưng vẫn còn một nửa tuyến là đường đất. Hiện, chiều dài tuyến đường đã được bê tông hoá khoảng 600 m. Tuy còn những khó khăn, cách trở nhất định về giao thông, nhưng với người dân trong xóm, giao thông đã giúp cuộc sống của họ đổi khác nhiều. Bà con ở đây chủ yếu phát triển nghề chăn nuôi và trồng rừng, nên khi có đường tốt, lợi ích trông thấy là tình hình tiêu thụ và giá cả. Sản phẩm làm ra từ con lợn, con gà, gỗ nguyên liệu đều tăng lên ít nhất 1 - 2 giá, không còn cảnh bị tư thương ép giá, sản phẩm hàng hoá bị ứ đọng. Lợi ích từ giao thông cũng đem lại cho xóm Khang Trào, địa bàn khó khăn khác của xã những đổi thay tích cực. Đời sống kinh tế của người dân trong xóm chủ yếu phụ thuộc vào diện tích rừng sản xuất. Ngoài ra hình thành một số nhóm thợ xây. Với tác động của hạ tầng giao thông trong thời gian qua, đầu ra hàng hoá ổn định hơn, người dân tăng thêm giá trị thu nhập từ rừng.

Đồng chí Bùi Văn Nên, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Nhờ Chương trình 135 tiếp sức, hạ tầng giao thông của địa phương nhiều chuyển biến, một số công trình thuỷ lợi được đầu tư giúp dân phát triển sản xuất. Đến nay, khoảng 70% chiều dài các tuyến đường đã được bê tông hoá và phát huy hiệu quả. Cụ thể, đã đầu tư tuyến đường một số tuyến chính: từ trường TH&THCS Văn Sơn đi xóm Rộc Khửm; đường từ trung tâm xã đi xóm Tre - xã Thượng Cốc; đường bê tông nội đồng từ xóm Mới - xã Thượng Cốc đi xóm Rộc Khửm; đường từ xóm Rộc Khửm đi xóm Khang Trào; đường từ UBND xã đi xóm Bưng - xã Nhân Nghĩa. Dự kiến năm 2020 tiếp tục đầu tư tuyến đường từ xóm Khang Trào đi xóm Ráy.

Từng có một thời gian dài, vì đường sá không thuận tiện đã khiến tình hình phát triển KT-XH của địa phương gặp nhiều lực cản. Thông qua Chương trình 135, bộ mặt nông thôn có những khởi sắc, giao thương, giao lưu thuận lợi, người dân có điều kiện chỉnh trang, xây dựng nhà cửa, sản phẩm làm ra tiêu thụ dễ dàng, tình hình ANCT - TTATXH ổn định hơn. Năm 2017, bình quân thu nhập của xã mới đạt xấp xỉ 17 triệu đồng/người/năm, năm 2019 đạt 24 triệu đồng/nguời/năm, dự kiến năm 2020 đạt 28 triệu đồng/người/năm. 
               

Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

(HBĐT) - Để nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy liên kết, tiêu thụ, đạt hiệu quả kinh tế bền vững, thời gian qua, huyện Lạc Sơn tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Nông nghiệp vượt khó phát triển sản xuất

(HBĐT) - Bước vào năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là với phát triển kinh tế. Cùng với đó là thời tiết cực đoan tiếp tục diễn ra gay gắt; thiên tai bất thường; dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển KT - XH của tỉnh. Tuy nhiên, với sự năng động, sáng tạo và nỗ lực vượt khó, ngành nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng khá, khẳng định vai trò "bà đỡ" của nền kinh tế.

Sức mạnh doanh nhân Việt Nam

Những năm qua, các doanh nghiệp (DN) và đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam còn đứng trước nhiều khó khăn. Do đó, cần chủ động xây dựng chiến lược, từng bước vươn xa trở thành đội ngũ có năng lực, trình độ, đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung, cũng như tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.

Cộng đồng doanh nghiệp đổi mới tư duy, hợp tác để phát triển

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của các DN trong tỉnh chịu áp lực của suy thoái kinh tế nghiêm trọng, ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thương mại. Đặc biệt là từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã để lại hậu quả nặng nề, tác động tiêu cực đến "sức khỏe của DN”. Tuy nhiên, nhờ những cơ chế, chính sách kịp thời của Chính phủ; sự lãnh đạo, điều hành sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh; sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và tăng cường hợp tác… cộng đồng DN, doanh nhân Hòa Bình đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, từng bước vượt qua khó khăn, thách thức để ổn định và phát triển.

Đất khó chuyển mình nhờ “đòn bẩy” 135

(HBĐT) - Những năm qua, nhờ Chương trình 135 (CT 135), bộ mặt của nhiều xóm, xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn đang từng ngày thay đổi. Những dự án, chính sách hỗ trợ thiết thực từ chương trình thực sự là "đòn bẩy” trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, là động lực quan trọng giúp đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp vượt 6,05% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trong 9 tháng, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, vượt 6,05% so với cùng kỳ, đạt 91,16% kế hoạch năm. Dự kiến đến cuối năm giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, vượt 6,8% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục