(HBĐT) - Ngày 13/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC). Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh...
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Tính đến ngày 10/10, kế hoạch VĐTC năm 2020 của tỉnh đã giải ngân 2.024,095 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 45,7% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể, vốn cân đối ngân sách tỉnh đã giải ngân 1.067,3 tỷ đồng, đạt 53,4% kế hoạch vốn của HĐND tỉnh giao, 50,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Vốn ngân sách T.Ư trong nước đã giải ngân 877,565 tỷ đồng, đạt 44,9% kế hoạch vốn của HĐND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ giao. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 106.760 tỷ đồng, đạt 14,5% kế hoạch vốn giao. Vốn bổ sung kế hoạch năm 2020 từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 giải ngân 79,2 tỷ đồng, đạt 22,6% kế hoạch vốn giao.
Đối với nguồn vốn kéo dài thời gian thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư công từ năm 2018 sang năm 2020 là 186,490 tỷ đồng, đã giải ngân 154,06 tỷ đồng, đạt 82,6% kế hoạch vốn giao. Số vốn kéo dài thời gian thực hiện từ năm 2019 sang là 194,455 tỷ đồng, đã giải ngân 126,06 tỷ đồng, đạt 64,8% kế hoạch vốn giao.
Thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân VĐTC, điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án nhưng đến nay, kết quả giải ngân vốn năm 2020 của tỉnh còn thấp so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước. Hiện còn nhiều chương trình, dự án tỷ lệ giải ngân dưới 60% hoặc chưa giải ngân, đặc biệt là các dự án ODA tỷ lệ giải ngân dưới 15%.
Từ thực tế này, Sở KH&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư rà soát các dự án được giao làm chủ đầu tư, khẩn trương chỉ đạo thực hiện các biện pháp giải ngân kế hoạch vốn giao đảm bảo đến ngày 31/12/2020 đạt 100%. Trường hợp không còn nhu cầu vốn hoặc không thể giải ngân cần báo cáo, đề nghị điều chỉnh kế hoạch vốn cho các dự án có tỷ lệ giải ngân tốt hơn. Hoàn thiện hồ sơ thanh toán tại Kho bạc Nhà nước đối với các dự án đã có khối lượng hoàn thành...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các Ban quản lý dự án cần nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc đôn đốc, nắm bắt tình hình giải ngân vốn các chương trình, dự án để đốc thúc thực hiện. Đối với nguồn vốn ODA có tỷ lệ giải ngân rất thấp, nhất là dự án trên địa bàn TP Hòa Bình, chủ đầu tư cần bám trụ công tác kiểm toán của các bộ, ngành T.Ư, kịp thời giải quyết vướng mắc để đảm bảo kế hoạch đề ra.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Việc giải ngân cho các công trình, dự án cần đảm bảo tiến độ nhưng nhất thiết phải đúng với khối lượng thực tế, nếu ở đâu để xảy ra sai sót thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm với UBND tỉnh. Đề nghị ngành chức năng sớm tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục điều chỉnh, phân bổ vốn theo hướng ưu tiên các công trình, dự án có tính cấp bách, khả thi. UBND tỉnh sẽ có hình thức nghiêm khắc đối với các sở, ngành, địa phương để có những dự án chậm, trì trệ trong công tác giải ngân.
Hoàng Nga
Với ý chí vượt xa cả vóc dáng bé nhỏ, hai người phụ nữ đang dẫn dắt các hợp tác xã ăn nên làm ra ở vùng cao Lào Cai, không chỉ quyết tâm làm giàu cho bản thân, mà còn giúp những người chung quanh thoát cảnh nghèo khó.
(HBĐT) - Ngày 11/10, Huyện đoàn Tân Lạc chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn trong toàn huyện ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần thứ VI năm 2020 với nội dung "Ra quân trồng cây đồng loạt Chào mừng Đại hội Đảng các cấp”.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ xã Cuối Hạ (Kim Bôi) đặt ra chỉ tiêu hoàn thành 14/19 tiêu chí xã NTM. Tuy nhiên, đến hết nhiệm kỳ, xã mới đạt 10/19 tiêu chí, còn bỏ ngỏ nhiều tiêu chí khó như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo… Vấn đề này trở thành thách thức không nhỏ đặt ra cho cấp ủy khóa mới và cả hệ thống chính trị xã Cuối Hạ.
(HBĐT) - Để nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy liên kết, tiêu thụ, đạt hiệu quả kinh tế bền vững, thời gian qua, huyện Lạc Sơn tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với các sản phẩm chủ lực của địa phương.
(HBĐT) - Bước vào năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là với phát triển kinh tế. Cùng với đó là thời tiết cực đoan tiếp tục diễn ra gay gắt; thiên tai bất thường; dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển KT - XH của tỉnh. Tuy nhiên, với sự năng động, sáng tạo và nỗ lực vượt khó, ngành nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng khá, khẳng định vai trò "bà đỡ" của nền kinh tế.
Những năm qua, các doanh nghiệp (DN) và đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam còn đứng trước nhiều khó khăn. Do đó, cần chủ động xây dựng chiến lược, từng bước vươn xa trở thành đội ngũ có năng lực, trình độ, đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung, cũng như tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.