(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã có trên 30 ha mía tím được tiêu thụ, nhiều diện tích mía tơ, mía lứa sớm đã đến kỳ thu hoạch. Vụ này, chất lượng mía tím ổn định, mẫu mã đẹp hơn so với vụ mía trước.
Những hôm trời nắng, tư thương đã bắt đầu thu mua mía tím của người dân. Ảnh chụp tại xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc).
Tân Lạc là một trong những vùng trồng mía nổi tiếng của tỉnh, nổi bật là trồng mía tím. Những năm trở lại đây, tình hình tiêu thụ mía tím trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn nên diện tích trồng giảm mạnh so với trước. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, vụ này, tổng diện tích trồng mía toàn huyện là 1.235 ha, trong đó, diện tích mía tím 988,2 ha. Cây mía tím vẫn được trồng nhiều nhất ở các xã: Mỹ Hòa, Trung Hòa, Phú Vinh, dọc theo đường 12B và lác đác ở các xã dọc tỉnh lộ 436. Đồng chí Bùi Minh Quế, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Đến thời điểm này, nhiều diện tích mía của bà con trong huyện đã đến kỳ thu hoạch, đặc biệt là diện tích trồng bằng mía mô (khoảng 50 ha) phát triển tốt, cây mía to, dóng dài, màu đẹp. Toàn huyện đã tiêu thụ được hơn 33 ha mía tím, với giá bán từ 5 - 7 nghìn đồng/cây, tùy chất lượng mía và khu vực trồng mía. Theo đó, giá mía ở các vùng trồng mía nổi tiếng như xã Mỹ Hòa, Phú Vinh bán được giá cao hơn, còn các xã khác giá thấp hơn từ 1 – 2 nghìn đồng/cây.
Xã Mỹ Hòa là một trong những vùng trồng mía tím nổi tiếng của huyện. Mía được trồng trên đồng đất của xã cho chất lượng thơm ngon, màu tím đậm, được tư thương ưa chuộng. Trước đây, có thời điểm diện tích trồng mía tím của xã lên tới 400 ha. Thế nhưng, do đầu ra bấp bênh nên diện tích trồng mía tím ở Mỹ Hòa đã giảm mạnh, vụ này chỉ còn trên 140 ha. Dù vậy, thực tế có thể thấy, vụ này, mía tím ở Mỹ Hòa chất lượng ổn định, mẫu mã đẹp hơn so với vụ trước, nhất là đối với diện tích mía tơ (mía cho thu hoạch vụ đầu). Đồng chí Bùi Văn Dềnh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết: Mía tím vẫn được trồng nhiều nhất ở các xóm Chù Bụa, Đon, Chuông. Đến thời điểm này, diện tích mía mô đã đến kỳ thu hoạch, còn diện tích mía lưu gốc đến giáp Tết mới cho thu hoạch. Những hôm trời nắng ráo vừa rồi, tư thương đã bắt đầu đến đặt mua một số vườn, hiện đã có 2 hộ dân bán mía với giá bán 7.000 đồng/cây.
Giai đoạn 2016-2020, nguồn lực dành cho chương trình mục tiêu CNTT trên 39 tỷ đồng (ngân sách T.Ư 19,720 tỷ đồng, ngân sách địa phương 19,370 tỷ đồng).
Sở KH&ĐT là một trong những đơn vị tích cực trong cung cấp và thực hiện DVCTT mức độ 3, 4. Thực hiện cơ chế giải quyết TTHC "4 tại chỗ” tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh với lĩnh vực đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Giai đoạn 2017 - 2020, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 8.392 hồ sơ TTHC. Trong đó có 6.017 hồ sơ giải quyết theo DVCTT mức độ 3, 4; rút ngắn thời gian so với quy định từ 1/2 - 1 ngày làm việc. Tuy nhiên, việc thực hiện đăng ký hồ sơ qua mạng gặp nhiều khó khăn. Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Bùi Thị Hạnh cho biết: Các tổ chức, cá nhân chưa nghiên cứu kỹ các thủ tục, hồ sơ, thể thức văn bản. Nhiều hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh phải trả lời thông báo đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung nhiều lần, thậm chí có doanh nghiệp phải bổ sung 5 - 6 lần dù đã có thông báo sửa đổi nội dung cụ thể. 70% hồ sơ qua mạng phải bổ sung, sửa đổi.
Viết Đào
(HBĐT) - Đồng Tâm là xã thuộc tốp đầu của huyện Lạc Thủy về phát triển kinh tế rừng. Toàn xã có 2.954,65 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên 1.806,77 ha, rừng trồng 1.147,88 ha. Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 165,22 ha. Từ lợi thế đó, những năm qua, người dân Đồng Tâm tập trung trồng rừng, nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng… đem lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống của bà con.
(HBĐT) - Với địa hình hiểm trở, chịu nhiều tác động của bão lũ thiên tai, huyện vùng cao Đà Bắc là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh về hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT). Tuy nhiên, những năm gần đây, thực trạng trên đã từng bước được cải thiện nhờ sự đồng hành của phong trào xây dựng GTNT gắn với chương trình MTQG xây dựng NTM.
(HBĐT) - Đây là vụ sản xuất thứ 3, bà con nông dân thôn Tiên Lữ, xã An Bình (Lạc Thủy) đồng loạt đưa các loại máy móc cơ giới vào đồng ruộng. Vào mùa lúa chín, thay vì phải gặt tay và đập lúa thủ công, các hộ dân chỉ việc chuẩn bị sẵn bao đựng và phương tiện chở về nhà. Việc gặt, đập đã có máy liên hợp làm thay. Với sức mạnh của khoa học công nghệ, công việc thu hoạch trên cánh đồng lúa rộng vài ha hoàn tất chỉ trong 1 buổi.
(HBĐT) - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, TP Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính cấp xã (10 phường, 9 xã). Diện tích, dân số tăng, theo đó, số hộ nghèo cũng tăng lên, tập trung ở các xã vùng ven. Trên nền tảng cuộc vận động "Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, TP Hòa Bình đang dồn lực để đảm bảo an sinh xã hội cho những xã vùng ven phát triển.
(HBĐT) - Sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả ở nông thôn, nhưng anh Bùi Văn Chúc, xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) luôn xác định tự thân vận động, lựa chọn đường hướng phát triển kinh tế riêng. Thực hiện từ năm 2017, mô hình trồng cây ăn quả có múi kết hợp kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi do anh làm chủ đã bước đầu đem lại kết quả.
(HBĐT) - Thời gian qua, Hội LHPN huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều mô hình tiết kiệm theo tinh thần học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các mô hình tiết kiệm đã góp phần không nhỏ giúp chị em phát triển kinh tế và chia sẻ khó khăn, được chị em nhiệt tình hưởng ứng.