(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 04 - CT/TU ngày 20/11/ 2015 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cụ thể hóa nội dung Chỉ thị bằng ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để đẩy mạnh công tác thu NSNN nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhiệm vụ thu NSNN cũng được các Huyện uỷ, Thành uỷ quan tâm chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, đặc biệt là trong công tác thu tiền sử dụng đất (SDĐ).


Dự án khu đô thị Thống Nhất (TP Hòa Bình) được triển khai thực hiện, kỳ vọng sẽ tăng nguồn thu NSNN. 

 

Những năm qua, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được ngành Thuế đẩy mạnh, xem là nhiệm vụ quan trọng, tác động đến kết quả thu NSNN. Đồng thời, quan tâm tuyên dương người nộp thuế nhằm khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, cá nhân vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ SX-KD và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Cơ quan tài chính các cấp chú trọng cải cách, đơn giản thủ tục hành chính thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế và nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh,…

Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2015 - 2019, mặc dù chịu tác động của lạm phát và suy giảm kinh tế, SX-KD gặp nhiều khó khăn, nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế, thị trường bất động sản trầm lắng, sản lượng điện sản xuất của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình không ổn định,… nhưng thu NSNN trên địa bàn tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực, số thu bình quân tăng 10,1%/năm, cao hơn 2 lần mức bình quân chung của cả nước. Nếu năm 2015, thu NSNN của tỉnh thực hiện 2.531 tỷ đồng, đạt 132% so với dự toán T.Ư giao, bằng 114% so với thực hiện năm trước thì đến năm 2019, số thu của tỉnh tăng lên 3.637 tỷ đồng, bằng 118% dự toán T.Ư giao, 108% so với thực hiện năm trước.

Nhờ chủ động trong tổ chức điều hành NSNN và triển khai quyết liệt các giải pháp thu NSNN nên nguồn lực đã được đảm bảo để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách theo đúng kế hoạch, nhất là thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhiệm vụ QP-AN và các nhiệm vụ cấp bách như: Tu bổ các công trình phòng chống lũ bão, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả hạn hán, thiên tai, tập trung đầu tư cho phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tại địa phương.

Thực tế cho thấy, thu NSNN trên địa bàn đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra là 17%/năm. Đặc biệt, trong năm 2020, mặc dù các ngành, các cấp đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện, song, kết quả đạt được còn thấp so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động SX-KD và thu nộp ngân sách bị ảnh hưởng nghiêm trọng; thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn của Chính phủ, nhất là tình trạng thiếu nước cho sản xuất thuỷ điện đã khiến việc thu NSNN gặp rất nhiều khó khăn.

Theo số liệu của Sở Tài chính, đến hết quý III, thu NSNN của tỉnh mới được 2.405,8 tỷ đồng, đạt 54% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 48% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, bằng 101% so với cùng kỳ năm 2019. Trong số này, thu tiền SDĐ được 413,3 tỷ đồng, tuy bằng 328% so với thực hiện cùng kỳ năm trước nhưng chỉ đạt 27,6% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 24% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.

Nhiệm vụ thu NSNN năm 2020 hết sức nặng nề, đặc biệt là số thu tiền SDĐ còn phải thực hiện theo kế hoạch hơn 1.300 tỷ đồng. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, Sở Tài chính đã có công văn triển khai thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP thuộc phạm vi tỉnh quản lý.Đồng chí Hoàng Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Tài chính đề nghị: Chủ tịch UBND các huyện chưa triển khai rà soát và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất quan tâm chỉ đạo phòng, ban khẩn trương rà soát lại số liệu, lập phương án để trình UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp theo quy định. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện đã được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất nhưng chưa trình UBND tỉnh quyết định đối với các danh mục tài sản điều chuyển, bán thì lập hồ sơ đề nghị điều chuyển, bán tài sản theo quy định. Đối với các huyện đã được UBND tỉnh ban hành Quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền SDĐ khẩn trương chỉ đạo cơ quan, đơn vị được giao tổ chức bán tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá trị tài sản, gửi Sở Tài chính.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã giao Sở TN&MT, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tích cực, chủ động triển khai các trình tự thủ tục đối với các dự án giao đất có thu tiền SDĐ và đấu giá quyền SDĐ, kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Giao Cục Thuế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, đôn đốc thu hồi nợ thuế, triển khai thực hiện các biện pháp mạnh để thu hồi nộp NSNN, giảm tỷ lệ nợ thuế về mức dưới 5% tổng thu NSNN.

Bình Giang

Các tin khác


Xóm Tre, xã Văn Nghĩa: Thu nhập chính từ... nghề phụ

(HBĐT) - Không có nhiều ruộng vườn canh tác, phần đa chị em phụ nữ ở xóm Tre, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) tập trung làm nghề tiểu thủ công nghiệp - mây tre đan. Theo chị Bùi Thị Tiên, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, mặc dù là nghề phụ nhưng nghề mây tre đan lại là 1 trong 2 nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong xóm.

Gấp rút hoàn thành dự án đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng

(HBĐT) - Đường kết nối quốc lộ (QL) 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 2537/QĐ-UBND, ngày 30/10/2018, tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng; phê duyệt điều chỉnh tại Văn bản số 1928/QĐ-UBND, ngày 9/9/2019. Dự án có tổng chiều dài khoảng 1.187 m, với 2 nút giao là nút giao với QL 6 và với đê Quỳnh Lâm.

Kết nối giao thương, mở rộng thị trường nội địa

Từ ngày 20 đến 22-11, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội lần thứ tư trong năm 2020. Tiếp đó, ngày 25-11 sẽ diễn ra Hội nghị "Giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố” và nhiều chương trình, sự kiện hỗ trợ các tỉnh quảng bá, kết nối sản phẩm trái cây, nông sản mùa vụ tại Hà Nội.

Doanh nghiệp xuất khẩu hào hứng với RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết giữa 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 15-11 vừa qua trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao trùm gần một phần ba dân số và khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đang sẵn sàng để đón nhận những lợi ích từ hiệp định này.

Khai mạc Hội chợ Thương mại - OCOP vùng Tây Bắc - Hòa Bình năm 2020

(HBĐT) - Tối 19/11, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại - OCOP vùng Tây Bắc - Hòa Bình năm 2020 (Hội chợ). Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương). Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ; lãnh đạo các ban, sở, ngành, huyện, thành phố, doanh nghiệp và đông đảo Nhân dân.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 20,77% so với cùng kỳ năm trước

(HBĐT) - Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 105,955 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 805,2 triệu USD, tăng 20,77% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 78,02% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục