(HBĐT) - Đoàn Thanh niên xã Toàn Sơn (Đà Bắc) hiện có gần 370 đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN), sinh hoạt tại 7 chi đoàn. Thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng, hiệu quả, Đoàn xã ngày càng khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong việc phát huy bản lĩnh, trí tuệ, sức trẻ, cổ vũ, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, khơi dậy, lan tỏa những đam mê, khát vọng làm giàu chính đáng cho đông đảo ĐV-TN trên địa bàn.
Mô hình khởi nghiệp xưởng gia công cơ khí của anh Nguyễn Danh Đoàn, xóm Trúc Sơn, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động.
Năm 2020, xã Toàn Sơn có 3 sáng kiến khởi nghiệp tham gia Hội thi ý tưởng sáng tạo trẻ lần thứ II, năm 2020 do Huyện Đoàn Đà Bắc phát động là: "Trồng và chế biến cây dược liệu kết hợp mở phòng xoa bóp, bấm huyệt, chữa các bệnh về xương khớp và tai biến, liệt, co quắp” của tác giả Hà Đức Thuận (xóm Trúc Sơn); "Nuôi dúi tại gia đình” và "Nuôi gà đồi kết hợp nuôi lợn bản địa” của tác giả Triệu Duyên Hữu, Phó Bí thư Đoàn xã Toàn Sơn.
Với tinh thần xung kích, không ngại khó cùng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, lực lượng ĐV-TN xã Toàn Sơn đã ra sức thi đua phát triển kinh tế, qua đó xuất hiện một số mô hình khởi nghiệp tiêu biểu như: Xưởng gia công cơ khí của anh Nguyễn Danh Đoàn (xóm Trúc Sơn); nuôi lợn thịt của anh Bàn Văn Hùng (xóm Phủ); nuôi gà thả vườn của anh Triệu Duyên Đình (xóm Rãnh)…
Năm 2009, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Danh Đoàn đã lên Lào Cai để học việc sửa chữa ô tô. Trở về quê hương sau 2 năm học nghề, với vốn kiến thức đã được học cùng kinh nghiệm tích lũy sau 2 năm đi làm, năm 2013, anh Đoàn mạnh dạn bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình xưởng gia công cơ khí. Đến nay, sau hơn 7 năm phát triển, mô hình đã đem lại hiệu quả, thu nhập bình quân hàng tháng từ 15 – 16 triệu đồng. Ngoài ra, xưởng của anh còn tạo việc làm ổn định cho 12 lao động, với thu nhập từ 5 - 8 triệu đồng/người. Hay mô hình chăn nuôi trên 50 con lợn thịt của anh Bàn Văn Hùng. Với số vốn ban đầu để mua giống và xây dựng chuồng trại khoảng 230 triệu đồng, sau hơn 7 tháng thực hiện, anh Hùng đã xuất chuồng 4 đàn lợn, thu được 280 triệu đồng chưa trừ chi phí.
Từ những mô hình khởi nghiệp hiệu quả, Đoàn xã tích cực tạo điều kiện cho ĐV-TN thăm quan, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong ĐV-TN. Bên cạnh đó, đăng tải thông tin tuyển dụng, giới thiệu địa chỉ việc làm uy tín với thanh niên, Nhân dân trong xã; hỗ trợ hoàn thành các thủ tục liên quan đến việc làm, góp phần giảm tỷ lệ ĐV-TN thất nghiệp tại địa phương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích, động viên ĐV-TN tham gia các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, phiên giao dịch việc làm di động, để tất cả đều được tiếp cận với doanh nghiệp, tìm được việc làm phù hợp. Thông qua một số buổi sinh hoạt chi đoàn, tập huấn, giao lưu… Đoàn xã rà soát, lập danh sách, trao đổi trực tiếp với ĐV-TN để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu về việc làm để có định hướng giới thiệu việc làm cụ thể, phù hợp với từng người.
Đồng chí Triệu Văn Hoàng, Bí thư Đoàn xã cho biết: Nhận thức rõ được những khó khăn, trở ngại, thách thức với ĐV-TN trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp, trong thời gian tới, Đoàn xã tiếp tục đồng hành cùng ĐV-TN; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp; duy trì, xây dựng những mô hình khởi nghiệp điển hình, sau đó nhân rộng tại địa phương; liên kết với một số công ty, doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm khởi nghiệp của ĐV-TN…
Linh Nhật
(HBĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thủy tập trung xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp để tạo sự gắn kết giữa các hội viên; tăng cường mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, HTX và thị trường tiêu thụ. Phát triển mô hình kinh tế hợp tác, chi, tổ hội nghề nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; giúp hội viên liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm...
(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập.
(HBĐT) - Năm 2020, các chương trình khuyến công tiếp tục được đẩy mạnh. Các cơ sở công nghiệp đã quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng ở các ngành gia công. Tiểu thủ công nghiệp phát triển đã giải quyết nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp.
(HBĐT) - Không có nhiều ruộng vườn canh tác, phần đa chị em phụ nữ ở xóm Tre, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) tập trung làm nghề tiểu thủ công nghiệp - mây tre đan. Theo chị Bùi Thị Tiên, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, mặc dù là nghề phụ nhưng nghề mây tre đan lại là 1 trong 2 nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong xóm.
(HBĐT) - Đường kết nối quốc lộ (QL) 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 2537/QĐ-UBND, ngày 30/10/2018, tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng; phê duyệt điều chỉnh tại Văn bản số 1928/QĐ-UBND, ngày 9/9/2019. Dự án có tổng chiều dài khoảng 1.187 m, với 2 nút giao là nút giao với QL 6 và với đê Quỳnh Lâm.
Từ ngày 20 đến 22-11, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội lần thứ tư trong năm 2020. Tiếp đó, ngày 25-11 sẽ diễn ra Hội nghị "Giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố” và nhiều chương trình, sự kiện hỗ trợ các tỉnh quảng bá, kết nối sản phẩm trái cây, nông sản mùa vụ tại Hà Nội.