(HBĐT) - Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa chính thức ra mắt ngày 21/11, tại Hà Nội. Hội đồng thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, được thành lập với mong muốn kết nối các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước, cùng chia sẻ, hỗ trợ nhau để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển KT-XH nói chung, ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chúc mừng Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ra mắt.
Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có 7 thành viên, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP T&T 159 Hòa Bình làm Chủ tịch Hội đồng. Nhiệm vụ cụ thể Hội đồng đặt ra bao gồm: Tăng cường kết nối và xúc tiến thương mại, phát triển mở rộng thị trường, tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm nông nghiệp an toàn và hữu cơ; kết nối, mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho sản phẩm nông nghiệp; tìm kiếm, lựa chọn giống, công nghệ, quy trình chế biến phù hợp với mô hình canh tác; kết nối, xúc tiến đầu tư vào các mô hình chế biến sâu trong nông nghiệp. Việt Nam có tới 7.500 doanh nghiệp nông nghiệp, nhưng nhìn chung vẫn manh mún, tự cung tự cấp, quy mô nhỏ. Vì vậy, sự ra mắt của Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra cộng đồng nông nghiệp lớn mạnh.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về nông nghiệp nhưng sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, phần lớn là sản xuất thô, năng suất không cao… Để Việt Nam trở thành "bếp ăn" của thế giới, chìa khóa ở đây là doanh nghiệp và nông dân, trong đó, doanh nghiệp phải ở vị trí trung tâm. Tức là nông nghiệp phải phát triển theo chuỗi, phải có hệ sinh thái cho nông nghiệp, không chỉ sản xuất thô mà phải chế biến, không chỉ có nông nghiệp công nghệ cao mà còn phải có nông nghiệp hữu cơ, đặc sản. Nhiệm vụ đặt ra đối với Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phải làm sao để các doanh nghiệp rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp, liên kết để cùng nhau đi ra thế giới.
Công ty CP T&T 159 Hòa Bình là doanh nghiệp tiên phong vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn, để tổ chức thực hiện khá thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn, xử lý triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
L.C
(HBĐT) - Năm 2020, các chương trình khuyến công tiếp tục được đẩy mạnh. Các cơ sở công nghiệp đã quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng ở các ngành gia công. Tiểu thủ công nghiệp phát triển đã giải quyết nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp.
(HBĐT) - Sản phẩm thịt dê núi Lương Sơn của HTX Nông nghiệp Hòa Bình, thôn Yên Lịch, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) vừa được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Được gắn sao OCOP cấp tỉnh đã khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm thịt dê núi Lương Sơn.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 04 - CT/TU ngày 20/11/ 2015 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cụ thể hóa nội dung Chỉ thị bằng ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để đẩy mạnh công tác thu NSNN nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhiệm vụ thu NSNN cũng được các Huyện uỷ, Thành uỷ quan tâm chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, đặc biệt là trong công tác thu tiền sử dụng đất (SDĐ).
Ngày 15-11, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức được ký. Khi được cả 15 thành viên thực thi, Hiệp định sẽ tạo nên một thị trường có quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, GDP 26,2 nghìn tỷ USD, trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia và phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực, đồng thời thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài.
(HBĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thủy tập trung xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp để tạo sự gắn kết giữa các hội viên; tăng cường mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, HTX và thị trường tiêu thụ. Phát triển mô hình kinh tế hợp tác, chi, tổ hội nghề nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; giúp hội viên liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm...
(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập.