Các hãng hàng không trong nước thời gian qua đã xác định chiến lược phát triển hướng vào đường bay trục Hà Nội - TP Hồ Chí Minh để chiếm lĩnh thị phần hành khách nội địa trong bối cảnh các đường bay quốc tế tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) vừa qua đã triển khai hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới có tính đột phá trên đường bay này.


Chặng bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh được Hãng hàng không VNA tăng cường khai thác bằng tàu bay thân rộng hiện đại với tần suất 2 giờ/chuyến.
 

Cửa ngõ hàng không quan trọng

Cục trưởng Hàng không Việt Nam (HKVN) Đinh Việt Thắng nhận định, trong tương lai gần, thị trường hàng không Việt Nam và ASEAN sẽ trở nên nhộn nhịp và đầy tính cạnh tranh. Việc dỡ bỏ các quy định về giá cước, các hạn chế về chuyến bay thuê chuyến đã tác động mạnh đến cơ cấu giá vận tải hàng không. Các hãng hàng không có thể linh hoạt trong việc xây dựng giá cước, đưa ra các mức giá cạnh tranh, phù hợp các phân khúc hành khách qua đó nâng cao năng lực khai thác và thúc đẩy tăng trưởng vận tải hàng không khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Với thị trường có dân số gần 100 triệu và thu nhập ngày càng cải thiện, Việt Nam tiếp tục là điểm đến về đầu tư, kinh tế, du lịch đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngoài. Cùng với việc hội nhập sâu, rộng của kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới, ngành HKVN đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng và phát triển.

Giữa tháng 12 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) tiến hành thống kê, kết quả cho thấy, đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ hai trên thế giới về tải cung ứng, chỉ sau đường bay Xơ-un - Chê-chu (Hàn Quốc). Đây là đường bay trục trong mạng bay của VNA, được khai thác ngay từ khi hãng thành lập và có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của VNA Group (gồm VNA và Pacific Airlines) cũng như trong việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của Việt Nam. Trước vai trò chiến lược và nhu cầu lớn của đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, VNA đã không ngừng cải tiến, liên tục ra mắt các sản phẩm, dịch vụ trên đường bay này nhằm tăng sức hút và mang đến cho hành khách trải nghiệm tốt nhất. Hãng đã đầu tư phát triển đội tàu bay thân rộng thuộc tốp đầu châu Á - Thái Bình Dương, lớn thứ hai tại Đông - Nam Á với hai dòng máy bay chủ lực Airbus A350 và Boeing 787. Trong đó, có 14 chiếc Airbus A350-900, 11 chiếc Boeing 787-9, ba chiếc Boeing 787-10 để phục vụ đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và các đường bay quốc tế đến châu Âu, Ô-xtrây-li-a. Bên cạnh đó, hãng cũng phối hợp đơn vị thành viên Pacific Airlines trong hoạt động khai thác đường bay này theo chiến lược phát triển "thương hiệu kép” (dual-brand) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với dải sản phẩm phong phú, lịch bay linh hoạt và các loại hình dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mọi đối tượng hành khách. "Sự kết hợp này đã góp phần củng cố thị phần của VNA Group luôn duy trì ở mức hơn 50% ở đường bay trục này cũng như trên toàn thị trường nội địa”, đại diện lãnh đạo VNA cho hay.

Nâng tầm dịch vụ

Năm 2020, sản lượng hành khách của VNA trên đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh chiếm 25% tổng số khách nội địa (bình quân cứ bốn khách của VNA, sẽ có một người đi hành trình Hà Nội - TP Hồ Chí Minh). Tháng 4 vừa qua, trong khi dịch Covid-19 phức tạp, lượng khách bay giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giảm xuống chỉ bằng 15% so cùng kỳ, nhưng đến tháng 5, khi dịch được kiểm soát, lượng khách đã phục hồi trở lại 100%. Thời điểm này, trung bình mỗi tuần VNA Group cung ứng khoảng 104 nghìn ghế, vận chuyển 92 nghìn lượt khách giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tương đương 98% so với cùng kỳ và chiếm 57% tổng thị trường. Để nâng tầm đường bay này thành sản phẩm cốt lõi tại thị trường nội địa, ngay từ tháng 7 vừa qua, VNA đã đưa ra bộ nhận diện và tên gọi "VNAXPRESS - đường bay Hồ Chí Minh” với những ưu điểm vượt trội. Theo đó, trung bình mỗi ngày VNA và Pacific Airlines thực hiện gần 40 chuyến giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với tần suất 30 phút đến 1 giờ/chuyến, đáp ứng tối đa nhu cầu di chuyển của hành khách ở mọi thời điểm. Giờ khởi hành của các chuyến được bố trí vào khung giờ tròn (5 giờ, 6 giờ, 7 giờ...) trải đều từ 6 đến 21 giờ hằng ngày, giúp hành khách dễ dàng ghi nhớ để lên kế hoạch mua vé. Các chuyến bay được tăng cường khai thác bằng tàu bay thân rộng với tần suất 2 giờ/chuyến, mang đến cho hành khách cơ hội được thường xuyên trải nghiệm các dòng tàu bay hiện đại bậc nhất thế giới. Hành khách có thể mua vé sát giờ bay đến 60 phút trước giờ khởi hành thay vì 180 phút như thông thường qua ứng dụng di động, website, đại lý của VNA. Trong trường hợp đến sân bay sớm, hành khách có thể được mời lên chuyến bay với giờ khởi hành sớm hơn nếu chuyến bay còn chỗ trong vòng 120 phút so với giờ cất cánh ngay cả khi đã qua khu vực soi chiếu an ninh. Hành khách được bố trí tối đa sử dụng ống lồng, cùng quầy làm thủ tục và cửa lên máy bay riêng. Các quầy thủ tục nằm ở khu vực gần lối vào cửa an ninh, giúp hành khách tiết kiệm thời gian và thuận tiện trong việc đi lại.

Ngoài ra, hành khách còn được hưởng trọn vẹn các dịch vụ tiện nghi của VNA theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế từ mặt đất đến trên không. Lần đầu trên đường bay này, hành khách hạng phổ thông được thưởng thức nhiều món ăn mới, còn khách hạng thương gia được lựa chọn đa dạng các món từ ẩm thực truyền thống đến phong vị châu Âu trong ba khung giờ: Bữa sáng, trưa và tối. Hành khách cũng được trải nghiệm không gian đọc rộng mở của dịch vụ ấn phẩm điện tử (E-reader) gồm nhiều chủ đề phong phú với ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Các ấn phẩm được thường xuyên cập nhật, bổ sung để mang đến những thông tin mới nhất cho hành khách. "Việc đưa vào vận hành ấn phẩm điện tử nằm trong chiến lược tổng thể của VNA nhằm nắm bắt xu hướng toàn cầu và hướng tới trở thành hãng hàng không kỹ thuật số đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ đọc trên chuyến bay, bảo đảm an toàn sức khỏe cho hành khách nhờ hạn chế tiếp xúc và góp phần giảm thiểu lượng giấy in để bảo vệ môi trường”, lãnh đạo VNA cho hay.

Theo NhanDan

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục