(HBĐT) - Với địa bàn rộng, đồi núi có độ dốc cao, xã Tân Minh (Đà Bắc) gặp nhiều khó khăn trong việc xác định cây trồng chủ lực phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Nhạy bén, khắc phục những khó khăn của địa hình tự nhiên, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi hướng trồng rừng sản xuất, tận dụng từng "tấc đất, tấc vàng” để mở rộng diện tích. Qua đó, nỗ lực nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đồng thời góp phần tăng độ che phủ rừng, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.



Hộ dân xóm Cò Phày, xã Tân Minh (Đà Bắc) phát triển mô hình trồng rừng sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên 7.476 ha, trong đó, diện tích đất rừng sản xuất chiếm đến 4.000 ha. Các giống keo, trẩu, bồ đề được người dân tập trung trồng và mở rộng diện tích, nhiều nhất là cây keo với diện tích 1.200 ha, tập trung tại các xóm Diều Bồ, Cò Phày, Mít... Bồ đề là giống cây cho giá trị kinh tế cao nhất, từ 50-60 triệu đồng/ha sau chu kỳ 7-8 năm. Toàn bộ sản phẩm của người dân được tư thương, xưởng chế biến lâm sản trên địa bàn và các vùng lân cận thu mua.

Khảo sát thực tế tại khu vực rừng sản xuất của gia đình Xa Văn Hiếu ở xóm Cò Phày, hộ phát triển hiệu quả kinh tế rừng. Năm 2006, anh Hiếu tận dụng diện tích đất đồi để trồng 4 ha keo. Sau 8 năm, gia đình anh thu về gần 100 triệu đồng. So với sản xuất nông nghiệp, trồng rừng giúp gia đình có thu nhập cao hơn để trang trải trong cuộc sống. Hiện, gia đình anh Hiếu duy trì trồng 2-3 ha cây trẩu và bồ đề. Anh Hiếu chia sẻ: "Trung bình 1 ha keo sau chu kỳ trồng 5 năm có thể cho thu về từ 25-30 triệu đồng, trong khi đó, cây bồ đề cho lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/ha. Ngoài ra, bồ đề và trẩu là những giống cây bản địa nên cây khỏe và sinh trưởng tốt hơn”.  

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng rừng, nhiều hộ trên địa bàn đã học hỏi kinh nghiệm, chủ động vay vốn tận dụng diện tích đất vườn để trồng rừng. Gia đình anh Lường Văn Hùng ở xóm Cò Phày cũng đã bỏ vốn đầu tư 150 triệu đồng để mở rộng diện tích rừng. Từ năm 2015 đến nay, anh Hùng đã phát triển 17 ha rừng sản xuất, trong đó có 10 ha bồ đề, 3 ha keo, còn lại là diện tích trồng xoan. Anh Hùng chia sẻ: "Phát triển mô hình trồng rừng thực sự rất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Theo đánh giá, bồ đề là giống cây đem lại giá trị kinh tế cao nhất với bình quân từ 1-1,5 triệu đồng/m3. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các hộ trồng rừng là khó khăn về đường giao thông dẫn vào khu sản xuất. Do địa hình chủ yếu đồi núi, đường giao thông chưa được cứng hóa, nên việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn”.

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ Nhân dân phát triển hiệu quả mô hình trồng rừng sản xuất, xã chỉ đạo Trung tâm Học tập cộng đồng phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao KHKT. Phối hợp Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu vay vốn để mở rộng diện tích trồng rừng sản xuất.

Đồng chí Đinh Đức Công, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Minh cho biết: "Tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển mô hình trồng rừng đã đem lại hiệu quả. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 44%. Để phát huy hơn nữa hiệu quả kinh tế rừng, xã khuyến khích người dân tận dụng diện tích đất vườn tạp kém hiệu quả để trồng rừng. Nâng cao kỹ thuật chăm sóc, áp dụng hiệu quả KHKT vào quá trình sản xuất. Qua đó, đưa kinh tế rừng trở thành mô hình mũi nhọn giúp Nhân dân nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Đức Anh

Các tin khác


Trách nhiệm, quyết liệt hơn trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) được tổ chức mới đây, khi tính đến ngày 20/12, số kế hoạch VĐTC năm 2020 mới giải ngân đạt 58% kế hoạch vốn HĐND tỉnh, 56% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ.

Xã Toàn Sơn: Về đích từ huy động sức dân

(HBĐT) - Cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã huy động, vận dụng hiệu quả sức dân để đưa xã cán đích NTM ngay trước thềm năm mới 2021.

Xã Nam Thượng: Xây dựng thành công "Xã nông thôn mới nâng cao"

(HBĐT) - Trở lại xã Nam Thượng (Kim Bôi) sau 5 năm đạt chuẩn xã NTM, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, hạ tầng cơ sở được đầu tư nâng cấp, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Phát huy thế mạnh, đề ra các giải pháp thiết thực nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt, Nam Thượng hướng tới xây dựng thành công xã NTM nâng cao.

Khởi sắc Cao Phong

(HBĐT) - Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của huyện Cao Phong có những thay đổi rõ nét. Nhà ở, khu dân cư khang trang, sạch đẹp; điện, đường, trường, trạm được kiên cố hóa; đời sống Nhân dân nâng cao. Ðó là nhờ sự chung sức, đồng lòng của Ðảng bộ, chính quyền và người dân trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Chè Sông Bôi - ấm lòng người thưởng thức

(HBĐT) - Chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long (Lạc Thủy) từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm nổi bật, mang hương vị đặc biệt, được nhiều người biết đến. Chè Sông Bôi có hương vị đậm đà, chát ngọt, màu vàng sáng quyện với hương thơm tự nhiên, khiến người dùng như được tiếp thêm năng lượng, cơ thể thoải mái, dễ chịu… Với kết quả xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020, sản phẩm chè Sông Bôi mở ra cơ hội đưa hương chè bay xa hơn. Lộ trình năm 2021, sẽ xây dựng giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể chè Lạc Thủy.

Trà cà gai leo Thương Hảo - sản phẩm OCOP 3 sao

(HBĐT) - Nhận thấy những tính năng vượt trội cũng như tiềm năng, lợi thế của các loại dược liệu quý tại Hòa Bình, tháng 6/2017, Công ty TNHH MTV Thương Hảo, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) được thành lập với mục tiêu chế biến sâu các sản phẩm dược liệu đặc trưng của tỉnh, trong đó lựa chọn cà gai leo là sản phẩm chủ lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục