(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn cho biết: Năm 2020, HND huyện không ngừng củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đồng hành cùng hội viên khắc phục khó khăn, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế hộ; hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế HTX, tổ hợp tác (THT), sản xuất theo chuỗi giá trị… Các cấp Hội phát huy hiệu quả chương trình ủy thác với ngân hàng để tạo nguồn vốn cho hội viên vay phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD), từng bước cải thiện đời sống, thu nhập. Hiện, bình quân thu nhập của hội viên đạt từ 3 - 4,5 triệu đồng/tháng.
Nông dân thôn Yên Lịch, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương.
HND huyện có 14.195 hội viên, sinh hoạt tại 11 cơ sở Hội, 146 chi hội. Tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đến năm 2020 trên 4 tỷ đồng, cho 114 hộ hội viên vay thực hiện 14 dự án. Các cấp Hội phối hợp Ngân hàng CSXH tín chấp trên 73 tỷ đồng, thông qua 65 tổ, cho 2.416 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT tín chấp trên 233,6 tỷ đồng, thông qua 105 tổ, cho 2.883 hộ vay; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có 3/11 cơ sở Hội đã triển khai ký hợp đồng ủy thác, thành lập được tổ vay vốn, tổng dư nợ trên 1,5 tỷ đồng, có 5 tổ với 24 hộ vay.
Song song với tạo điều kiện cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, Hội quan tâm đào tạo, dạy nghề cho hội viên. Trong năm, Hội tổ chức 8 lớp dạy nghề cho 268 hội viên tham gia các lớp mây tre đan xuất khẩu, may công nghiệp, gà thả vườn, nuôi ong lấy mật. Phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh mở lớp học nghề ủ phân vi sinh từ rác thải, phụ phẩm nông nghiệp với 32 hội viên đang sản xuất rau an toàn tại xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh; 1 lớp dạy nghề trồng rau an toàn và nhóm cây gia vị cho 30 hội viên tại xã Cư Yên. Tiếp tục duy trì, xây dựng thương hiệu hỗ trợ tiêu thụ nông sản nhãn hiệu tập thể về rau, củ quả hữu cơ; kết nối với các công ty tiêu thụ nông sản hữu cơ cho 22 nhóm, với 114 thành viên. Hiện, diện tích trồng rau hữu cơ của huyện gần 22 ha, tiêu thụ bình quân từ 10 - 12 tấn/tháng; giá bán trung bình 18.000 đồng/kg.
Hội viên nông dân trong huyện chăm chỉ, chịu khó, hăng hái thi đua lao động SXKD giỏi. Anh Nguyễn Mạnh Hà, hội viên nông dân thôn Đất Đỏ, xã Liên Sơn là 1 trong 37 nông dân tiêu biểu của tỉnh trong phong trào thi đua nông dân SXKD giỏi giai đoạn 2018 - 2019. Anh Hà chia sẻ: Năm 2002 - 2007, tôi cùng gia đình tham gia chăn nuôi gà gia công cho Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam. Đến năm 2005, gia đình tôi chính thức bắt tay vào chăn nuôi gà công nghiệp. Lúc đầu nuôi 5.000 con/lứa. Được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật chăn nuôi của HND các cấp, tôi mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa, quy mô lớn. Hiện, quy mô đàn gà của gia đình khoảng 20.000 con/lứa (một năm 6 lứa). Trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 400 tấn gà thịt. Thu nhập bình quân đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Tạo việc làm cho khoảng 15 công nhân, với mức thu nhập ổn định khoảng 5 - 8 triệu đồng/người/tháng.
HND huyện xác định phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội. Với phương châm "không ngừng đổi mới trong chỉ đạo”, "lấy cơ sở là địa bàn hoạt động”, các cấp Hội chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào đi vào nề nếp, được cán bộ, hội viên hưởng ứng tích cực. Năm 2020, toàn huyện có 9.468 hộ đăng ký tham gia phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, với 4.573 hộ đạt SXKD giỏi các cấp. Trong đó, cấp xã 4.573 hộ, cấp huyện 1.495 hộ, cấp tỉnh 285 hộ, cấp T.Ư 15 hộ. Chất lượng, hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, nhiều hộ có quy mô sản xuất hàng hóa thu nhập từ 800 triệu - 1,2 tỷ đồng/năm. Tiêu biểu như hộ các ông: Nguyễn Đình Lâm - xóm 3/2 B, Trần Xuân Minh - xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn; Nguyễn Đình Thành - tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn…
Thu Thủy
Sáng 28-12, tại Hà Nội, Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, tổ chức hội thảo khoa học "Sức bật của thị trường giao dịch hàng hóa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và tác động của Covid-19”.
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) được tổ chức mới đây, khi tính đến ngày 20/12, số kế hoạch VĐTC năm 2020 mới giải ngân đạt 58% kế hoạch vốn HĐND tỉnh, 56% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã huy động, vận dụng hiệu quả sức dân để đưa xã cán đích NTM ngay trước thềm năm mới 2021.
(HBĐT) - Trở lại xã Nam Thượng (Kim Bôi) sau 5 năm đạt chuẩn xã NTM, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, hạ tầng cơ sở được đầu tư nâng cấp, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Phát huy thế mạnh, đề ra các giải pháp thiết thực nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt, Nam Thượng hướng tới xây dựng thành công xã NTM nâng cao.
(HBĐT) - Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của huyện Cao Phong có những thay đổi rõ nét. Nhà ở, khu dân cư khang trang, sạch đẹp; điện, đường, trường, trạm được kiên cố hóa; đời sống Nhân dân nâng cao. Ðó là nhờ sự chung sức, đồng lòng của Ðảng bộ, chính quyền và người dân trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.
(HBĐT) - Chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long (Lạc Thủy) từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm nổi bật, mang hương vị đặc biệt, được nhiều người biết đến. Chè Sông Bôi có hương vị đậm đà, chát ngọt, màu vàng sáng quyện với hương thơm tự nhiên, khiến người dùng như được tiếp thêm năng lượng, cơ thể thoải mái, dễ chịu… Với kết quả xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020, sản phẩm chè Sông Bôi mở ra cơ hội đưa hương chè bay xa hơn. Lộ trình năm 2021, sẽ xây dựng giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể chè Lạc Thủy.