(HBĐT) - Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo giải quyết tồn tại, vướng mắc; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB)... Đó là những giải pháp cơ bản UBND huyện Kim Bôi triển khai thực hiện nhằm làm tốt công tác đền bù, GPMB, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án cần thu hồi đất.


Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, năm 2020, huyện thực hiện 15 dự án bồi thường GPMB, đã hoàn thành 10 dự án, 5 dự án tiếp tục triển khai. Trong đó, 7 dự án đã phê duyệt phương án, đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ đền bù cho các hộ dân, 3 dự án đã có quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, nhưng chưa thực hiện.

Theo đồng chí Bạch Công Ban, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, trong năm qua, trung tâm đã kịp thời tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp tình hình thực tế của địa phương, rút ngắn thời gian, giảm thiểu thủ tục hành chính trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB. Phối hợp các sở, ngành giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong các dự án trọng điểm, phức tạp, bám sát dự án, kịp thời giải đáp những vướng mắc của người dân, khó khăn của doanh nghiệp. Song song với đó, trong quá trình triển khai, cấp ủy, chính quyền, trực tiếp là cán bộ trung tâm nhiều lần đối thoại, giải thích rõ quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác đền bù, GPMB. Chính vì vậy, việc triển khai các dự án nhận được sự đồng thuận cao.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai 5 dự án với tổng diện tích đất thu hồi khá lớn, như: Dự án quy hoạch khu dân cư đấu giá tại xã Vĩnh Tiến, diện tích thu hồi 10 nghìn m2; dự án cho thuê đất trồng cây ăn quả và cây dược liệu tại xóm Khả, xóm Đằng Long, xã Hùng Sơn, diện tích thu hồi 230 ha; dự án đấu giá đất tại xóm Sống, xã Vĩnh Đồng, diện tích thu hồi hơn 2.400 m2... Tuy nhiên, công tác GPMB cũng đối mặt với nhiều khó khăn, do đây là công việc phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi người sử dụng. Người dân có đất bị thu hồi luôn cho rằng Nhà nước bồi thường với giá thấp và đưa ra mức giá cao hơn quy định. Tại cùng một khu vực, vị trí thu hồi loại đất trong nhóm đất nông nghiệp khác nhau, đơn giá bồi thường, hỗ trợ khác nhau giữa đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản nên các hộ không đồng ý. Bên cạnh đó, các dự án GPMB để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi thực hiện thu hồi đất và lập phương án bồi thường, hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn, do việc dồn điền nhưng chưa thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khó xác định đối tượng được hưởng bồi thường, hỗ trợ, dẫn đến chậm tiến độ triển khai dự án.

Trước thực tế đó, theo đồng chí Bạch Công Ban, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện, để triển khai thực hiện tốt công tác thu hồi đất, đền bù GPMB, trung tâm đã tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 61 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và kế hoạch của UBND huyện về thực hiện Chỉ thị số 61 của BTV Tỉnh ủy. Phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bồi thường GPMB. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm cả cấp đổi và cấp lại cho các hộ gia đình, cá nhân theo số liệu đo đạc địa chính để làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng.


Phương Linh


Các tin khác


Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2020

(HBĐT) -Ngày 31/12, Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT - XH năm 2020 của tỉnh Hòa Bình.

Kiểm tra tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Sáng 31/12, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc kiểm tra tiến độ thực hiện hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn).

Vốn chính sách - “bà đỡ” của hộ nghèo huyện vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) -Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc từng ngày được cải thiện. Trong đó, việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách đã tạo đòn bẩy, thực sự trở thành "bà đỡ” của người nghèo và các đối tượng chính sách trong hành trình vượt lên đói, nghèo.

Huyện Lương Sơn - hạt nhân vùng động lực của tỉnh

(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế huyện Lương Sơn được đánh giá có tăng trưởng khá cao. Kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư, nâng cấp, diện mạo nông thôn thay đổi, đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Thành phố Hòa Bình phát triển xứng tầm trung tâm của tỉnh

(HBĐT) - Năm 2020 được coi là dấu ấn đặc biệt của thành phố Hòa Bình - năm thực hiện sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào thành phố. Đây là nhiệm vụ chiến lược, tạo vị thế mới cho thành phố phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh. Với diện mạo mới, thành phố hiện nay có 10 phường, 9 xã với 348,65 km2, dân số trên 135.000 người.

Nông nghiệp vượt khó khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế

(HBĐT) - Với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của Sở NN&PTNT, cùng tinh thần nỗ lực vượt khó của nông dân, năm 2020, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục